Không khí sau khi được xử lý với máy lọc thực sự có sạch hơn không? Sạch đến mức nào?

Thu Phương, Theo Thể thao & Văn hoá 14:14 16/03/2023

Dần trở nên phổ biến trong nhiều gia đình, song không phải ai cũng biết chắc chắn về hiệu quả hoạt động của máy lọc không khí.

Ra đời và đã xuất hiện từ khá lâu nhưng trong những năm gần đây, khi chất lượng không khí suy giảm nghiêm trọng, đạt mức cảnh báo nguy hiểm, cộng với đại dịch Covid-19, thì máy lọc không khí mới được nhiều người biết tới và quan tâm.

Nhưng bạn có bao giờ tò mò, không khí sau khi được xử lý với máy lọc thực sự sạch đến mức nào? Nhiều người dùng đã trang bị những thiết bị đo chỉ số không khí để chứng minh điều này và kết quả sẽ khiến ta thấy rõ hơn về hiệu quả hoạt động máy lọc không khí.

Thí nghiệm đo lường thực tế của người dùng

Tài khoản TikTok có tên là Nhà Linh có gì là một trong số những người dùng tự mình đứng ra chứng minh hiệu quả hoạt động của máy lọc không khí. Ban đầu, cô sử dụng công cụ chuyên biệt để đo mức không khí ngoài trời, khu vực không có máy lọc không khí.

Theo kết quả trên máy đo, mức ô nhiễm trong không khí đạt màu cam và chỉ số 82. Tiếp đến, cô di chuyển tới khu vực phòng khách trong nhà, thì con số giảm xuống còn 44. Cuối cùng là tới khu vực phòng ngủ, nơi có đặt máy lọc không khí. Chỉ số ô nhiễm giảm xuống chỉ còn dưới 10, và khi đặt sát xuống khe thoát không khí của máy, con số chỉ còn là 2 cùng màu xanh lá, thể hiện cho việc không khí đã rất sạch.

Không khí sau khi được xử lý với máy lọc thực sự có sạch hơn không? Sạch đến mức nào? - Ảnh 1.
Không khí sau khi được xử lý với máy lọc thực sự có sạch hơn không? Sạch đến mức nào? - Ảnh 2.

Người dùng sử dụng công cụ chuyên biệt để đo mức không khí ngoài trời và trong phòng khách - 2 khu vực không có máy lọc không khí. (Ảnh chụp màn hình TikTok Nhà Linh có gì)

Không khí sau khi được xử lý với máy lọc thực sự có sạch hơn không? Sạch đến mức nào? - Ảnh 3.
Không khí sau khi được xử lý với máy lọc thực sự có sạch hơn không? Sạch đến mức nào? - Ảnh 4.

Ở khu vực phòng ngủ - nơi có máy lọc, chỉ số về chất lượng không khí được cải thiện hơn hẳn, đặc biệt là khi đưa dụng cụ vào sát máy. (Ảnh chụp màn hình TikTok Nhà Linh có gì)

Một người dùng khác là Kiên Review, KOC sở hữu 1 triệu lượt theo dõi trên TikTok, cũng đã từng thực hiện một thí nghiệm tương tự. Để kết quả thí nghiệm rõ hơn, anh đã cho máy lọc không khí vào 1 thùng các tông rồi bọc kín lại, bên trong có 1 chiếc máy giúp đo mức độ không khí và nồng độ bụi. Sau khi sắp xếp xong các thiết bị, một làn khói được đưa vào thùng, tượng trưng cho không khí ô nhiễm.

Ban đầu, chất lượng không khí bên trong thùng này đạt mức 1358, mức độ CỰC KỲ NGUY HIỂM. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 1-2 phút, chỉ số này được giảm dần từ từ xuống mức trung bình, khá và cuối cùng là mức an toàn, nồng độ bụi là 0.

Không khí sau khi được xử lý với máy lọc thực sự có sạch hơn không? Sạch đến mức nào? - Ảnh 5.
Không khí sau khi được xử lý với máy lọc thực sự có sạch hơn không? Sạch đến mức nào? - Ảnh 6.
Không khí sau khi được xử lý với máy lọc thực sự có sạch hơn không? Sạch đến mức nào? - Ảnh 7.

Thí nghiệm của người dùng Kiên Review. (Ảnh chụp màn hình TikTok Kiên Review)

Qua những thí nghiệm của người dùng, có thể thấy máy lọc không khí thực sự có hiệu quả. Không khí bị ô nhiễm khi được xử lý với thiết bị có thể trở thành nguồn không khí trong lành tuyệt đối, từ đó bảo vệ sức khỏe người dùng.

Cơ chế hoạt động của máy lọc không khí

Hiện nay, các loại máy lọc không khí hoạt động dựa trên việc áp dụng 1 trong 2 cơ chế. Cơ chế đầu tiên là lọc không khí thụ động, thứ 2 là cơ chế lọc không khí bị động. Một số loại máy còn có thể áp dụng đồng thời cả 2 cơ chế trên để tăng cường hiệu suất làm sạch không khí.

Ở chế độ lọc thụ động, bên trong máy sẽ có quạt và lưới lọc. Còn ở chế độ lọc chủ động, các phần này sẽ được thay bằng bộ phận tạo phản ứng (ví dụ như tạo ion, tạo phản ứng quang hóa, phát tia UV...). Còn với những máy áp dụng đồng thời cả 2 cơ chế thì sẽ có quạt, lưới lọc và bộ phận tạo cảm ứng.

Đầu tiên, quạt hút của máy sẽ tiến hành hút không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn vào rồi đẩy chúng qua màng lọc. Tại khu vực bộ lọc, màng lọc sẽ giữ lại toàn bộ bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn hay các loại virus... Hay nói cách khác, bụi bẩn và các thành phần có hại cho sức khỏe sẽ bám vào các ion âm, sau đó sẽ bị bản kim loại tích điện dương giữ lại bên trong máy. Cuối cùng, sau khi lọc bỏ các loại bụi bẩn, tạp chất, thì máy sẽ thổi không khí đã sạch ra không gian bên ngoài.

Không khí sau khi được xử lý với máy lọc thực sự có sạch hơn không? Sạch đến mức nào? - Ảnh 8.

Cơ chế hoạt động cơ bản của máy lọc không khí.

Giờ thì với những người dùng còn đang lăn tăn hay hoang mang về hiệu quả hoạt động của máy lọc không khí, hoàn toàn đã có câu trả lời. Rằng máy không chỉ nâng cao chất lượng không khí trong đời sống, mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe của người dùng, đặc biệt là những gia đình có người già, trẻ nhỏ hay người mắc bệnh về đường hô hấp.

Hiện nay thị trường có nhiều loại máy lọc không khí ở nhiều tầm giá khác nhau, từ dưới 10 triệu cho đến vài chục triệu đồng, tùy vào thương hiệu và công nghệ máy. Để lựa chọn được chiếc máy phù hợp, các hộ gia đình nên cân nhắc túi tiền và nhu cầu sử dụng.

Không khí sau khi được xử lý với máy lọc thực sự có sạch hơn không? Sạch đến mức nào? - Ảnh 9.

Các gia đình nên cân đối ngân sách và nhu cầu để lựa chọn được máy lọc không khí phù hợp với gia đình

Ví dụ những gia đình nhỏ, nhu cầu lọc không khí ở mức vừa phải, hãy tham khảo những sản phẩm tập trung vào tính năng cơ bản là lọc bụi, phấn hoa, lông thú… để tiết kiệm chi phí. Với những gia đình đông người, diện tích lớn, ở khu vực mặt đường, nhiều bụi bẩn hoặc nuôi thú cưng thì cân nhắc các loại cao cấp hơn, đa dạng các tính năng hơn.