Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 86-KH/TU ngày 12/6/2023 của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Việc cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Đà Lạt sẽ thu hút nhiều khách du lịch và bảo tồn vẻ đẹp hiện có
Cụ thể đến năm 2030, tỉnh sẽ tập trung cải tạo nâng cấp và khai thác tuyến đường sắt hiện có. Khôi phục lại tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm phục vụ du lịch. Đến năm 2045, phấn đấu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt (bao gồm cả các tuyến đường sắt đô thị monorail) theo hướng hiện đại, đồng bộ theo các quy hoạch được phê duyệt.
Tháp Chàm - Đà Lạt là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi đầu tiên trên thế giới
Kế hoạch phát triển chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ nay đến năm 2030, UBND tỉnh Lâm Đồng hoàn thiện những cấp độ quy hoạch giao thông vận tải đường sắt tại địa phương. Song với đó là rà soát lại việc xây dựng,kế hoạch sử dụng đất tại các huyện, TP Đà Lạt và Bảo Lộc trong giai đoạn 2021 - 2030 và những năm kế tiếp để đảm bảo cho việc phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định.
Đồng thời tập trung phát triển các các cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giao thông vận tải đường sắt.
Giai đoạn 2 từ năm 2031 - 2045, khai thác hiệu quả tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm phục vụ du lịch và triển khai các tuyến đường sắt đô thị monorail Đà Lạt và vùng phụ cận. Khuyến khích các thành phần kinh tê tham gia đầu tư phát triển giao thông vận tải đường sắt, ứng dụng khoa học công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế, các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác giải phóng mặt bằng triển khai đường sắt đô thị.
UBND tỉnh Lâm Đồng cho hay đã giao nhiệm vụ thực hiện cụ thể đối với từng sở, ngành và các địa phương trong toàn tỉnh.