Khoe thành tích suốt 3 năm trung học, nam sinh khiến dân mạng tranh cãi nảy lửa, 1 phụ huynh bình luận câu cực "thấm"!

Thanh Hương, Theo Đời sống & Pháp luật 11:38 02/05/2025
Chia sẻ

Hình ảnh mà nam sinh chia sẻ trở thành biểu tượng của sự chăm chỉ và nỗ lực học hành, đồng thời cũng dấy lên câu hỏi: Liệu việc làm nhiều đề thi có đáng để tự hào?

Một bức ảnh được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc đã gây ra nhiều tranh luận gay gắt về vấn đề học tập và thành tích trong giới học sinh. Trong ảnh là một nam sinh mặc đồng phục ngồi trước một "ngọn núi" đề thi chất cao ngất ngưởng – được cho là toàn bộ số đề cậu đã làm trong suốt ba năm trung học phổ thông. Theo chia sẻ, chồng giấy dày tới 160cm, gồm 6 xấp lớn, gần như không bỏ sót tờ nào.

Ngay lập tức, hình ảnh này trở thành biểu tượng của sự chăm chỉ và nỗ lực học hành, đồng thời cũng dấy lên câu hỏi: Liệu việc làm nhiều đề thi có đáng để tự hào?

Khoe thành tích suốt 3 năm trung học, nam sinh khiến dân mạng tranh cãi nảy lửa, 1 phụ huynh bình luận câu cực "thấm"!- Ảnh 1.

Bức ảnh gây tranh cãi

Hai mặt của sự nỗ lực

Một số người ngợi khen chàng trai là tấm gương về sự chăm chỉ, kiên trì và kỷ luật. Trong bối cảnh kỳ thi đại học (cao khảo) tại Trung Quốc vốn nổi tiếng khốc liệt, việc vượt qua áp lực và tích lũy kiến thức bằng cách làm đề thường xuyên được xem là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công. Rõ ràng, không phải ai cũng có thể kiên trì ngày qua ngày như vậy.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều. Một số người lo ngại rằng việc học tập theo kiểu “cày đề” khô khan sẽ giết chết khả năng sáng tạo, tư duy độc lập của học sinh. Có người còn chỉ ra rằng hình ảnh “mắt cận dày cộp, mặt vàng gầy gò, người yếu đuối, thiếu sức sống” đã trở thành biểu tượng của nhiều “học bá” (cách gọi học sinh giỏi tại Trung Quốc) – liệu đây có phải là cái giá quá đắt để đổi lấy điểm số?

Cha mẹ cần điều gì ở con: Thành tích hay sức khỏe?

Khi bức ảnh này được chia sẻ trên mạng xã hội, một phụ huynh đã để lại bình luận: “Tôi không cần một đứa trẻ học giỏi, tôi chỉ muốn một đứa trẻ khỏe mạnh, tâm lý ổn định”. Câu nói này chạm đến nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh hiện đại: Thành tích có thực sự quan trọng hơn sức khỏe thể chất và tinh thần của con?

Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại: trong khi người lớn mệt mỏi vì công việc, có lúc muốn nghỉ ngơi, vậy tại sao lại ép trẻ con phải nỗ lực không ngừng nghỉ? Trẻ cũng có cảm xúc, cũng có lúc chán nản, cũng cần được nghỉ ngơi và lắng nghe.

Lời kết: Cân bằng mới là chìa khóa

Bức ảnh về nam sinh và đống đề thi cao 160cm chắc chắn sẽ còn được nhắc đến nhiều như một biểu tượng của “chủ nghĩa học thuộc lòng” cực đoan. Nhưng thay vì đổ lỗi cho học sinh, có lẽ chúng ta nên đặt câu hỏi lớn hơn: hệ thống giáo dục, kỳ vọng xã hội, và áp lực từ cha mẹ – đâu mới là gốc rễ của vấn đề?

Nỗ lực học hành là điều đáng trân trọng, nhưng nếu không đi kèm với sự cân bằng về sức khỏe và tinh thần, thì cái giá phải trả có thể rất lớn. Hãy để trẻ được lớn lên trong sự hướng dẫn tích cực, không chỉ để đạt điểm cao, mà còn để trở thành một con người trọn vẹn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày