Cùng khám phá thế giới côn trùng một cách thật "cận cảnh" nhé!
Một con ruồi trâu. Tất nhiên đã nhắc đến ruồi muỗi thì chỉ là những loài có hại. Ruồi trâu rất to, bám theo rất dai dẳng và khó chịu. Đặc biệt là ruồi trâu có những cú cắn đau điếng có thể mang đến mầm bệnh cho người và động vật nữa.
Trong thiên nhiên, chúng ta rất dễ bị “đánh lừa” bằng những hình ảnh tỏ ra rất nguy hiểm. Ví dụ điển hình trong bức hình trên, một con rắn độc dữ tợn chăng? Thực ra đó chỉ là một con sâu bướm đuôi nhạn mà thôi. Hai đốm màu đen trông giống như mắt rắn chỉ là một hình thức ngụy trang đánh lừa kẻ săn mồi thôi.
Chuồn chuồn mắt xanh ở Bavaria, Đức đang “pose” trước ống kính máy ảnh.
Cái đầu đầy màu sắc của một con ngài ở Anh. Màu sắc càng sặc sỡ càng “tô đậm” cho lời cảnh báo: “Hãy tránh xa tôi ra”. Mà đúng là nên tránh xa ra thật, vì chúng có thể phun dịch có chứa acid khi bị tấn công đấy!
Loài bọ dừa muốn truyền tải thông điệp: “Thịt tôi ăn vào kinh chẳng buồn chết” qua màu sắc của mình. Khi bị tấn công, bọ dừa phun ra chất dịch có vị đắng từ các khớp chân.
Châu chấu voi ở Indonesia phát ra tiếng động bằng cách cọ cánh vào nhau. Ở một số nước châu Á, tiếng động này được cho là nghe hay như chim hót. Tại Trung Quốc và Nhật Bản, nhiều người vẫn giữ ổ châu chấu voi trong nhà để “thưởng thức” âm thanh ấy.
Bọ ngựa cũng tương tự như loài sư tử trong thế giới côn trùng. Chúng là loài côn trùng săn mồi vào loại bậc nhất luôn đấy! Nhanh như chớp và sử dụng đôi “kiếm” sắc lẻm của mình một cách cực mạnh mẽ, bọ ngựa chính là nỗi kinh hoàng đối với những kẻ xấu số.
Một số loài côn trùng nhảy giống như con “châu chấu” Nam Mỹ trong hình có màu sắc “tiệp” luôn với màu cây cối nơi chúng sinh sống. Một cách ngụy trang quá chuẩn!
Sâu bướm xanh ở Bắc Mỹ sở hữu những cái chân có gai để bám vào lá và cái miệng cũng có gai sắc để nhai.