Nguyên lý "mạnh được, yếu thua" là một nguyên lý cơ bản trong thế giới tự nhiên, thế nhưng phải làm thế nào với những loài quá yếu và lại không có kết cấu cơ thể phù hợp để bảo vệ được bản thân cũng như duy trì nòi giống? Chúng mình hãy cùng xem qua cách mà ong bắp cày biến bọ rùa thành zombie phục vụ cho chúng để hiểu rõ thêm về những cách thức sinh tồn trong tự nhiên nhé!
Chọn mục tiêuLoài ong bắp cày kí sinh Dinocampus coccinellae đang chuẩn bị tiêm chất độc vào một chú bọ rùa và bên dưới của chú ong bắp cày này là một quả trứng chưa nở. Chú bọ rùa ngay lập tức bị tê liệt bởi nọc độc của ong.
Qua thời gian, trứng sẽ trở thành ấu trùng và tiếp tục phát triển một vài ngày nữa trước khi chúng tạo một lỗ hổng nhỏ trên bụng của chú bọ rùa để chui ra ngoài nhả kén tạo thành một bọc kén vững chắc. Bọc kén này được quấn quanh các chân của chú bọ rùa, toàn bộ cơ thể của chú bọ rùa sẽ làm một lá chắn vững chắc bảo vệ cho quá trình biến đổi từ ấu trùng thành ong trong bọc kén.
Trong một số nghiên cứu khoa học gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng có một số chú bọ rùa không chết sau khi ấu trùng chui ra khỏi bụng chú. Và trong trường hợp đó, ấu trùng của loài ong bắp cày Dinocampus coccinellae sẽ “tẩy não” cho chú bọ rùa, sau đó biến chú bọ này thành vệ sĩ bất khả chiến bại, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ ấu trùng bên trong.
Những nhà khoa học nói:
“Kẻ kí sinh đã điều khiển toàn bộ hành vi của vật chủ, vì thế chúng tôi đã gọi hiện tượng này là vệ sĩ bất đắc dĩ”.Tách khỏi vật chủ
Đây là hình ảnh ấu trùng ong bắp cày chui ra từ bụng của vật chủ.
Mặc dù phần lớn trong những trường hợp tách khỏi vật chủ thì vật chủ thường bị chết thế nhưng ong bắp cày và bọ rùa lại có một “số phận ẩm ương”. Theo nghiên cứu thì một số chú bọ rùa vẫn sống sót sau khi bị tách. Nguyên nhân là do kí sinh trùng của ong không hút hết “sinh lực” của bọ rùa, chúng chỉ hút chất béo ở mức vừa đủ cho sự phát triển của chúng cũng như vừa đủ để giữ cho bọ rùa sống sót.
Nhiệm vụ của “Vệ sĩ bất đắc dĩ”
Khi vẫn còn sống, bọ rùa sẽ trở thành một tấm khiên cho bọc kén ở trong. Mỗi khi có kẻ lạ mặt xâm nhập thì ngay lập tức bọ rùa sẽ trở nên hung hãn với người lạ, khua chân múa tay để đuổi kẻ thù đi và bảo vệ bọc kén bằng mọi cách nó có thể. Những hành động kì lạ này được giải thích là do chất độc ban đầu của ong bắp cày tiêm vào bọ rùa vẫn còn sót lại và chất độc này làm cho loài bọ vốn hiền khô nay trở nên hung hãn hơn bao giờ hết.
Bọc kén dây rợ
Đây là hình ảnh bọc kén của loài ong bắp cày Dinocampus coccinellae. Loài ong này có rất nhiều ở khắp nơi trên toàn thế giới. Thế nhưng những chú ong bắp cày đã khá khéo léo khi chọn bọ rùa là vật chủ của chúng, bởi vì chỉ có duy nhất bọ rùa mới có đủ khả năng và tố chất để trở thành “vệ sĩ” mà thôi.
Và một chú ong bắp cày mới ra đời
Sau toàn bộ quá trình từ khi còn là ấu trùng, chuyển hóa thành bọc kén rồi trở thành một chú ong giống hệt với bố mẹ chúng, những chú ong này lại tiếp tục vòng đời của mình và tiếp tục “chọn mặt gửi vàng” những chú bọ rùa khác để duy trì nòi giống của mình. Bí ẩn tại những bìa rừng Canada đã được làm sáng tỏ khi mà người ta luôn thấy xác của những chú bọ rùa ôm một bọc kén đã rách và bọc kén đó không phải của loài bọ rùa.