Hóa thạch này có niên đại khoảng 20 triệu năm
Dựa vào những mẫu vật đá hổ phách được tìm thấy, các nhà khoa học khẳng định hóa thạch côn trùng này có từ thời khủng long và trước kỷ băng hà 3 triệu năm.
Thật ra, các nhà khoa học cũng không thể ngờ mình có thể tìm được những mẫu vật này ở miền Bắc Peru. Hơn thế nữa, những con côn trùng gần như được bảo quản hoàn toàn giữa lớp đá hổ phách. Đây chắc chắn sẽ là những phát hiện mang tính đột phá bởi từ đó các nhà khoa học có thể hiểu biết rõ hơn về các loài sinh vật thời kỳ cổ đại cách đây hàng chục triệu năm.
Honningen Klaus, người đứng đầu đội tìm kiếm cho biết: “Bên trong những miếng đá hổ phách này có mọt, bọ hai cánh, bọ cánh cứng, bọ cánh nửa cứng và cả nhện. Bên cạnh đó có cả hóa thạch của phấn hoa, thậm chí một giọt máu và sợi lông của một loài động vật có vú.”
Thực ra, đây không phải hóa thạch côn trùng lâu đời nhất từng được tìm thấy. Cách đây không lâu, Tiến sĩ David Grimaldi thuộc Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ, và Giáo sư Michael Engel thuộc ĐH Kansas đã công bố khám phá của mình trên tạp chí khoa học danh tiếng Nature. Hóa thạch này được khai quật từ một vùng sa thạch cổ tại Rhynie (Scotland) hồi đầu những năm 1900.
Nhờ những hóa thạch này, các nhà khoa học sẽ biết được rõ hơn sự phát triển của sinh vật cổ đại
Hóa thạch thuộc về một loài ong tí hon có tên Rhyniognatha hirsti với kích thước chỉ bằng hạt gạo. Nó có một cặp răng hàm trên và một số đặc điểm khác, chứng tỏ rằng nó là thành viên của cộng đồng côn trùng có cánh. Tuy nhiên, vì nó quá nhỏ nên các nhà khoa học rất khó quan sát thấy hóa thạch cánh. Theo Grimaldi, hóa thạch côn trùng này có niên đại khoảng từ 408 đến 438 triệu năm, thuộc kỷ Silur.
Khám phá này đã làm thay đổi kiến thức sinh học về lịch sử côn trùng: Chúng xuất hiện trên Trái đất sớm hơn dự đoán khoảng 20 triệu năm, đặc biệt là côn trùng có cánh đã tiến hóa sớm hơn phỏng đoán của giới khoa học chỉ có... 80 triệu năm. Nhờ vậy, côn trùng có "vinh dự" được đứng vào hàng ngũ những động vật có mặt sớm nhất trên hành tinh xanh.