Update siêu Mặt trăng, mưa sao băng ở Việt Nam đêm 5/5

A, Theo Mask Online 16:31 03/05/2012
Chia sẻ

Mọi người có thể quan sát siêu Mặt trăng bằng mắt thường ở bất cứ nơi nào, với điều kiện trời quang mây.

Như đã đưa tin, đêm thứ Bảy tuần này, ngày 5/5 (ngày Rằm tháng Tư âm lịch), trên bầu trời sẽ xảy ra hiện tượng siêu Mặt trăng và mưa sao băng.



Anh Đặng Vũ Tuấn Sơn (Chủ tịch Câu lạc bộ Thiên văn trẻ Việt Nam) cho biết, địa điểm quan sát nên chọn những nơi góc nhìn rộng, ít ánh sáng nhân tạo. Thời điểm để nhìn thấy Mặt trăng to nhất thường chọn vào lúc mới mọc và sắp lặn - khi Mặt trăng ở gần đường chân trời. Nếu không có gì thay đổi đột xuất và trời ít mây, tất cả chúng ta đều có thể quan sát hiện tượng này. 

Anh Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm CLB Thiên văn Nghiệp dư TP.HCM cho biết CLB không tổ chức quan sát. Về vấn đề thời tiết, anh Duy cho biết sẽ xem ảnh mây vệ tinh từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Nhật Bản VMA để biết chính xác bầu trời đêm 5/5, rạng sáng 6/5. Mặt trăng sẽ đạt pha tròn 3h35' sáng giờ UT (theo NASA), rồi sau đó 25', Mặt trăng sẽ đến vị trí cực cận (vị trí gần nhất Trái đất trong năm 2012, theo Astro Pro).

Update thông tin từ các nguồn NASA, Astro Pro, anh Duy cho biết thêm về việc ảnh hưởng của siêu Mặt trăng, các nhà khoa học cho rằng thủy triều sẽ biến thiên theo biên độ rộng hơn (cao hơn so với bình thường), có ảnh hưởng tới vài ngày tiếp theo. 

Về hiện tượng mưa sao băng, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn biết thêm, hiện tượng mưa sao băng Aquarius (Bảo Bình Bắc) diễn ra đêm 5/5, rạng sáng ngày 6/5 sẽ xảy ra với mật độ 10 - 15 vệt/ giờ. Về việc quan sát mưa sao băng lần này, hiện tượng rơi vào đúng đêm Rằm, trùng với thời điểm siêu Mặt trăng nên ánh trăng sáng sẽ làm bầu trời sáng hơn bình thường, khó quan sát. Thời điểm tốt nhất để quan sát là từ 4h tới 5h sáng ngày 6/5, khi đó Mặt trăng lặn đi, bầu trời tối đi và dễ quan sát hơn.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày