Tuyển tập thiết bị điệp viên trong phim có thật ngoài đời thực

Bích Đào, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 03/03/2015
Chia sẻ

Không ít bạn sẽ ngỡ ngàng khi ngắm nhìn phiên bản đời thực ô chống đạn, kính xuyên thấu, ba lô tên lửa... của những điệp viên.

Bộ phim Mật vụ Kingsman đang làm mưa làm gió tại các phòng chiếu bằng những pha hành động đẹp mắt, các tình huống hài hước và không thể không nhắc đến những công cụ gián điệp siêu cool. 

Chiếc ô phản lực, đôi giày Oxford sang chảnh hay bật lửa nổ... đều là các thiết vị và công cụ mang màu sắc khá cổ điển nhưng vẫn đầy tính hiện đại mà ta dễ thấy trong các bộ phim về điệp viên

Nhưng liệu ở ngoài đời chúng có thực sự tồn tại? Chúng ta hãy cùng điểm danh các loại vật dụng “đặc chủng” của điệp viên trong các bộ phim nổi tiếng và phiên bản đời thật của chúng qua bài viết dưới đây.

1. Ô chống đạn 

Trong bộ phim Mật vụ Kingsman, nhân vật của Colin Firth đã gây ấn tượng ban đầu bằng một chiếc ô nhìn tưởng chừng bình thường nhưng lại rất “được việc”. 


Chiếc ô này không chỉ có tác dụng như một cái áo chống đạn mà còn được trang bị một khẩu súng gây choáng - thuận tiện cho cả tấn công và phòng thủ.

Trên thực tế, dù một chiếc dù chống đạn vẫn chưa xuất hiện nhưng chiến tích của những chiếc dù trong thế giới điệp viên lại có từ thập niên 90. 


Vào năm 1978, nhà văn người Bulgari Georgi Markov đã bị ám sát bởi một chiếc dù - súng. Chiếc dù này được phát triển bởi Liên Xô và có khả năng bắn đạn bằng kích cỡ một đầu kim, trong đấy có chứa chất độc ricin. Chỉ với một lượng nhỏ chất độc này cũng đủ để giết chết một người lớn với độc tính mạnh hơn xyanua gấp 1.000 lần.

2. Găng tay bám dính

Điệp viên Ethan Hunt do tài tử Tom Cruise thủ vai trong bộ phim “Mission Impossible: Ghost Protocol” (tạm dịch: Nhiệm vụ bất khả thi: Chiến dịch bóng ma) đã sử dụng một đôi găng tay có tác dụng siêu bám để di chuyển bề ngoài tòa nhà trọc trời của Dubai. 

Đây được đánh giá là một trong những cảnh ấn tượng nhất phim và nhiều người không khỏi thắc mắc về tính thực tế của vận dụng này.



Dù bạn tin hay không thì đôi găng này không “ảo” mà lại rất “thực tế”. Một công ty quốc tế mang tên SRI đã được cấp bằng sáng chế cho phát minh tương tự. Đó là một con robot nhỏ có thể leo tường bằng cách sử dụng lực tĩnh điện ở vùng tay. 



Công nghệ này sử dụng một miếng dính điện tử tạo nên những điện tích âm và dương thay thế nhau. Điều này tạo ra độ bám dính tĩnh điện đối với bề mặt mà nó tiếp xúc. Với phát minh này thì đôi găng bám dính hoàn toàn có thể được sử dụng trong tương lai không xa.

3. Kính xuyên thấu

Nhân vật 007 của Pierce Brosnan trong bộ phim điệp viên “The World is not enough” (tạm dịch: Thế giới không đủ) này sở hữu một chiếc kính sử dụng tia X, có khả năng nhìn xuyên... quần áo. 



Thật may là ở ngoài đời thật, kính tia X được phát minh ra nhằm vào một mục đích nhân đạo hơn. Chiếc kính EyesOn của công ty Evena cho phép các y tá nhìn xuyên qua da đến các cấu trúc mạch máu bên dưới, nhằm tìm ven nhanh chóng và chính xác hơn.


Cặp kính này có thể được đeo bên ngoài cặp kính mắt thông thường. Kính kết hợp hình ảnh 3D đa quang phổ để các tĩnh mạch hiển thị khi xem qua camera kép của kính. Người sử dụng nhìn thấy da của bệnh nhân qua các ống kính của kính và hình ảnh các tĩnh mạch được các camera trên cùng xử lý.

4. Đèn xóa trí nhớ

Bộ phim nổi tiếng “Men in black” (tạm dịch: Điệp vụ áo đen) đã bổ sung thêm vào thế giới điệp viên một vật dụng mới khá tiện ích: chiếc đèn xóa đi một phần trí nhớ và giúp người dùng tạo kí ức khác thế chỗ. 



Trên thực tế, tạo kí ức vẫn chỉ là điều xuất hiện trên phim tuy nhiên xóa trí nhớ thì lại không hề xa vời. Một nghiên cứu của Viện công nghệ Massachusetts đã phát hiện ra một gene có tên Tet1. 


Gene này có thể được dùng để kích hoạt việc xóa bỏ trí nhớ. Một thí nghiệm khác của Đại học California, trường Y San Diego cũng đã thành công trong việc xóa và khơi lại trí nhớ ở chuột. 

Theo đó, những chú chuột được nhốt vào lồng, sau đó kích điện cho quen dần nỗi sợ. Một vài chú được kích hoạt Tet1 trong khi một số khác thì không. Khi đặt lại chúng vào trong lồng điện nhưng không kích hoạt điện nữa thì 2 nhóm chuột có hành vi khác nhau. Nhóm chuột có Tet1 không tỏ ra sợ cái lồng vì ký ức bị xâm phạm trong khi chuột thường vẫn tỏ ra hoảng loạn.

5. Ba lô tên lửa

Nằm trong danh sách những thiết bị “xịn” nhất của loạt phim 007, chiếc balo tên lửa xuất hiện trong phim “Thunderball” (tạm dịch: Quả cầu sấm sét) thậm chí còn xuất hiện muộn hơn cả phiên bản thật ngoài đời.



NASA đã cho phát triển một loại thắt lưng tên lửa từ thập niên 60. Chiếc thắt lưng này sử dụng sức mạnh hơi nước, khí nitơ và hydro peroxide để nâng phi công lên khỏi mặt đất khoảng 30m.


Một phiên bản tối tân hơn được tạo ra bởi nhà phát minh Glenn Martin trang bị bằng động cơ xe thông thường cùng với cánh quạt máy. Dù chỉ nâng con người lên khoảng 2m cách mặt đất, đây vẫn được coi là một phát minh giá trị.

6. Kẹo cao su phát nổ

Một trong những cảnh kinh điển của loạt phim hành động "Nhiệm vụ bất khả thi" này là khi điệp viên Ethan Hunt sử dụng chiếc kẹo cao su phát nổ để phá hủy chiếc bể cá khổng lồ và thoát chết. 



Trong khi quả bom dưới dạng kẹo như vậy vẫn chưa được đi vào sử dụng thì một sinh viên người Ukraine đã thành công trong việc chế tạo một thứ "vũ khí" tương tự. 

Cậu học sinh này đã vô tình tạo ra một chiếc kẹo cao su nổ trong khi làm thí nghiệm. Cụ thể, thay vì nhúng kẹo cao su và gói axit citric thì cậu lại bỏ nhầm sang gói thuốc phát nổ đặt bên cạnh. Và kẹo cao su phát nổ đã ra đời. 

Nguồn: Telegraph, MyVue
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày