Tục lệ thiêu sống góa phụ kinh dị ở Ấn Độ

Bích Đào, Theo Mask Online 00:00 14/12/2012

Theo tục lệ, khi người chồng qua đời và được đem đi hỏa táng, góa phụ phải tự nhảy vào giàn thiêu theo chồng.

Khi mất đi một người thân yêu trong cuộc đời, mỗi người, mỗi dân tộc đều có cách thể hiện nỗi đau khác nhau. Nhưng có lẽ ít dân tộc nào lại có cách thể hiện sự mất mát này một cách... man rợ như ở Ấn Độ.

Tục lệ thiêu sống góa phụ kinh dị ở Ấn Độ 1

Sati là một tục lệ được thực hiện bởi các tín đồ theo đạo Hindu. Theo đó, khi người chồng qua đời và được đem đi hỏa táng, góa phụ phải tự nhảy vào giàn thiêu theo chồng. 

Ngoài hình thức phổ biến nhất là người vợ bị thiêu sống bên cạnh xác chồng, còn nhiều biến thể của tục lệ trong đó có cả việc ép buộc, dìm chết người góa phụ đáng thương.


Tục lệ thiêu sống góa phụ kinh dị ở Ấn Độ 2

Cái tên Sati được đặt theo tên của một vị thần, người đã tự vẫn trước sự lăng nhục của cha đối với người chồng - thần Shiva. Hy sinh vì chồng, nhờ vào truyền thuyết này mà đã trở thành một “biểu tượng cho sự dâng hiến của người phụ nữ”. 

Tục lễ này được nhắc đến lần đầu vào năm 510 khi mà một tượng đá tưởng nhiệm được xây dựng ở Eran - một thành phố cổ trong nhà nước hiện đại Madhya Pradesh. 


Tục lệ thiêu sống góa phụ kinh dị ở Ấn Độ 3

Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của tục lệ Sati. Theo một giả thuyết, tục lệ Sati được đưa vào đời sống để ngăn chặn việc người vợ đầu độc chồng để kết hôn với người tình của mình. 

Một giả thuyết khác lại cho rằng, Sati bắt nguồn từ truyền thuyết về một hoàng hậu hay ghen. Bà cho rằng, khi nhà vua băng hà và được lên thiên đường, sẽ có rất nhiều phụ nữ đẹp (gọi là Apsaras) vây quanh nhà vua. Do đó, hoàng hậu yêu cầu được thiêu cùng nhà vua để theo ông lên thiên đường, mục đích để ngăn Apsaras tiếp cận nhà vua.


Tục lệ thiêu sống góa phụ kinh dị ở Ấn Độ 4

Trong lịch sử, tục lệ này có thể được tìm thấy ở mọi tầng lớp, kể từ những người phụ nữ ở tầng lớp thấp nhất đến những người cấp cao trong xã hội. 

Ở một đất nước mà những góa phụ thường bị xa lánh và ghẻ lạnh, Sati được coi là biểu hiện cao nhất của sự chung thủy và là bổn phận của người vợ đối với người chồng đã chết.


Tục lệ thiêu sống góa phụ kinh dị ở Ấn Độ 5

Nó được coi là một hành động của lòng mộ đạo cao cả nhất và được cho là sẽ tẩy rửa hết tất cả tội lỗi của người phụ nữ, giúp người đó thoát khỏi vòng luân hồi cũng như đảm bảo sự cứu rỗi cho tâm hồn không chỉ người chồng mà còn cả 7 thế hệ tiếp theo.

Đối với hầu hết phụ nữ ở thời này, cái chết còn là một lựa chọn tốt hơn khi mà nếu tiếp tục sống, họ sẽ phải chịu một cuộc sống khổ cực: từ bỏ mọi hoạt động xã hội, cạo trọc đầu, chỉ ăn cơm trắng và ngủ trên những tấm thảm thô mỏng.


Tục lệ thiêu sống góa phụ kinh dị ở Ấn Độ 6

Sau đó, khi xã hội phát triển và những người phụ nữ nhận ra tính vô nghĩa của lễ nghi này, rất nhiều người đã tìm cách thoát khỏi nó. Và để ngăn chặn, nhiều biện pháp đã được thực hiện. 


Tục lệ thiêu sống góa phụ kinh dị ở Ấn Độ 7

Họ thường bị buộc lại bằng dây thừng vào xác người chồng hay bị hủy tứ chi để ngăn chặn việc chạy trốn. Nếu có thể chạy thoát thì họ, những người trong gia đình sẽ nhận được sự ghẻ lạnh và tẩy chay khắc nghiệt của xã hội.


Tục lệ thiêu sống góa phụ kinh dị ở Ấn Độ 8

Bị pháp luật lên án một cách mạnh mẽ và bị cấm do tính chất dã man vô nhân đạo của nó, Sati dần suy giảm trong suốt thế kỉ XIX.  Hiện vẫn chưa có số liệu chính xác về số góa phụ chết vì Sati. 


Tục lệ thiêu sống góa phụ kinh dị ở Ấn Độ 9

Nhưng nhìn chung, trước khi tục lệ bị cấm vào năm 1829, mỗi năm có đến vài trăm góa phụ phải chết vì tục này. Ngay cả khi tục lệ bị cấm, rất nhiều nơi ở Ấn Độ vẫn thực hiện hủ tục ghê rợn này.


Tục lệ thiêu sống góa phụ kinh dị ở Ấn Độ 10

Ví dụ như thành phố Rajasthan - một trong những thành phố có tỷ lệ người dân biết chữ thấp nhất Ấn Độ vẫn diễn ra hủ tục đáng sợ này. 

Lần gần nhất ghi nhận được là vào 11/11/2008 khi một người phụ nữ 75 tuổi đã làm lễ Sati khi nhảy vào giàn thiêu xác người chồng 80 tuổi của mình ở quận Chhattisgarh’s Raipur.


Tục lệ thiêu sống góa phụ kinh dị ở Ấn Độ 11

Công nghiệp hóa và hiện đại hóa vẫn không thể triệt tiêu được hoàn toàn những hủ tục man rợ và văn minh còn là một khái niệm xa vời với các nước kém phát triển và khu vực dân tộc thiểu số của các quốc gia. 

Có thể, những nghi lễ văn hóa lạc hậu cần một thời gian dài nữa để biến thiên, thay thế và du nhập.


Bạn có thể xem thêm: