"Đại tiệc" mai táng người chết lên trời ở bộ tộc Toraja

G.P, Theo Mask Online 00:01 15/02/2013

Không ít người cảm thấy "lạnh gáy" bởi khung cảnh u ám trên những vách đá nơi đây.

Từ hàng ngàn năm nay, bộ tộc Toraja sinh sống ở thung lũng Londa, Indonesia được biết đến với nghi lễ chôn cất và mai táng người chết "đặc biệt". Theo quan niệm của người Toraja, họ muốn tiễn đưa những người đã khuất vào một nơi xa xôi và giàu có ở bên kia thế giới.

dai-tiec-mai-tang-nguoi-chet-len-troi-o-bo-toc-toraa

Ở đây, sự kiện lớn nhất trong đời người không phải khi chào đời, lễ thành hôn mà chính là cái chết. Họ coi cái chết là bước đệm của hành trình lên thiên đường nên các tập tục diễn ra quanh cái chết vô cùng cầu kỳ, rườm rà.

Khi một người chết đi, người thân sẽ không làm tang ma, rồi đem chôn, hoặc thiêu như những bộ tộc khác mà họ lần lượt thực hiện các nghi lễ - được gọi là "đại tiệc táng".


dai-tiec-mai-tang-nguoi-chet-len-troi-o-bo-toc-toraa

Ban đầu, người ta làm quan tài, đặt xác vào trong rồi để tại ngôi nhà cộng đồng của làng có tên Tongkonan. Xác người chết được ướp bởi một số loại thảo dược hái trong rừng. Những lá cây này có tác dụng bảo quản, giữ cho xác chết không bị thối rữa.


dai-tiec-mai-tang-nguoi-chet-len-troi-o-bo-toc-toraa

Nghi lễ chính của "đại tiệc táng" là giết mổ trâu nước. Hàng chục con trâu nước, hàng trăm con lợn bị làm thịt để phục vụ đám tang của người bình thường. Với những người giàu có, tộc trưởng thì đến cả trăm con trâu, cả ngàn con lợn thí mạng cho một đám tang. 

Bộ tộc này dắt trâu đến trước quan tài, thực hiện nghi lễ, rồi cắm những ống tre dài và nhọn vào yết hầu con vật cho máu chảy ra thành suối. Họ lọc thịt, chất thành đống, mặc ruồi nhặng bu đen.

Mổ trâu xong, toàn bộ dân làng kéo đến cùng ăn uống và… chia vui. Trong suốt thời gian diễn ra tang lễ, kéo dài tới 1 năm, 3 năm, thậm chí 5 năm, không ai nghe thấy một tiếng khóc.


dai-tiec-mai-tang-nguoi-chet-len-troi-o-bo-toc-toraa

Người Toraja coi cái chết là được lên thiên đường, được về thế giới khác nên họ không buồn. Họ phải ăn, uống, hát hò, thực hiện các nghi lễ thật vui vẻ, để người chết lên đường được bình an, sung sướng.

Mổ nhiều trâu, lợn, đồng nghĩa với việc người chết mang theo được vô số của cải và sống giàu sang nơi thiên đường.


dai-tiec-mai-tang-nguoi-chet-len-troi-o-bo-toc-toraa

Người dân trong vùng đến dự tang lễ không mang khuôn mặt u sầu mà đem theo những vật hiến tế, món quà cùng với nụ cười, lời chúc mừng. Sau khi đã ăn uống no say, họ ra về còn được gia chủ chia thịt trâu, thịt lợn.


dai-tiec-mai-tang-nguoi-chet-len-troi-o-bo-toc-toraa

Những cặp sừng trâu thường được trân trọng treo dọc theo cột trụ phía trước cửa nhà. Gia đình nào càng có nhiều sừng trâu sau "đại tiệc táng" càng chứng tỏ sự thịnh vượng và vị thế của gia đình đó với cộng đồng.


dai-tiec-mai-tang-nguoi-chet-len-troi-o-bo-toc-toraa

Xong xuôi thủ tục ở nhà, những người trong bộ tộc này khênh quan tài lên núi. Người Toraja không đem xác đi chôn, mà đem lên quả núi bên con sông Londa.


dai-tiec-mai-tang-nguoi-chet-len-troi-o-bo-toc-toraa

Từ hàng ngàn năm trước, các hang động, vách đá đã được tổ tiên người Toraja dùng làm mộ địa, với hàng vạn quan tài, đầu lâu, tượng vẫn còn trong đó. Các hang động, ngóc ngách vách đá khu vực này đều "ăm ắp" xương cốt.

Để có chỗ đặt quan tài, người Toraja phải trèo lên tận đỉnh núi, vách đá để đục núi lấy điểm đặt quan tài. Mặc dù máy móc, phương tiện hiện đại đã có nhưng người dân bộ tộc này vẫn chỉ dùng đục, búa và đôi bàn tay trần để làm.


dai-tiec-mai-tang-nguoi-chet-len-troi-o-bo-toc-toraa

Để đục được một vách núi chứa đủ vài bộ hài cốt, nhóm thanh niên lực lưỡng phải làm việc kiên trì suốt mấy năm trời. Họ bò vào một cái lỗ bằng quan tài và kiên trì đục từng mẩu đá bằng hạt ngô.


dai-tiec-mai-tang-nguoi-chet-len-troi-o-bo-toc-toraa

Người Toraja tin rằng, đặt quan tài lên cao thì người chết sẽ lên thiên đường nhanh hơn. Chính vì thế, họ đều cố gắng đưa người chết lên vị trí cao nhất.

Người giàu, tộc trưởng chắc chắn sẽ có được vị trí đẹp, sát bờ sông. Người dân thường phải "ngự" ở những ngóc ngách tự nhiên, phần chân núi.


dai-tiec-mai-tang-nguoi-chet-len-troi-o-bo-toc-toraa

Nhưng đó chưa phải là khâu cuối cùng. Người thân còn phải trang trí vách đá bằng vô số tượng gỗ với đủ hình người già, trẻ, trai gái, biểu cảm các cung bậc cảm xúc vui, buồn, hạnh phúc…

Những tượng gỗ này được gọi là "Tau Tau" có nhiệm vụ canh gác cõi chết. Do đó, khi người lạ đến vùng đất này luôn có cảm giác như hàng ngàn tượng gỗ đang nhìn chằm chằm vào họ.


dai-tiec-mai-tang-nguoi-chet-len-troi-o-bo-toc-toraa

Toàn bộ những quả núi trong thung lũng Londa đã biến thành nghĩa địa u ám. Bất kỳ ai bước chân đến thung lũng đều cảm thấy lạnh gáy với những hình ảnh chết chóc, ma quái.


dai-tiec-mai-tang-nguoi-chet-len-troi-o-bo-toc-toraa

Ở một số dãy núi khác, người Toraja lại có hình thức mai táng khác một chút. Họ không đục núi để đặt quan tài mà treo chúng lơ lửng trên núi bằng những sợi dây thừng.

Năm tháng, mưa gió, những sợi dây thừng mục nát, quan tài rơi xuống chân núi, vỡ tung tóe, xương cốt văng khắp nơi. Dưới chân những quả núi này trắng xóa xương cốt.


dai-tiec-mai-tang-nguoi-chet-len-troi-o-bo-toc-toraa

Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, tục mai táng lại khác hoàn toàn. Họ đục thân cây lớn rồi nhét xác trẻ sơ sinh vào đó, bên ngoài là các kí hiệu giống như hình chớp cửa. Nhiều thân cây lớn ở đây biến thành “cây mộ”.


dai-tiec-mai-tang-nguoi-chet-len-troi-o-bo-toc-toraa

Từ nhiều năm nay, chính phủ Indonesia đã sử dụng quả núi nghĩa địa, cánh rừng với những “cây mộ” làm địa điểm du lịch hấp dẫn. Bộ tộc Toraja tỏ ra khó chịu với sự tò mò của khách du lịch.

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là từ nhiều năm qua họ không bị thế giới bên ngoài ảnh hưởng. Họ vẫn giữ phong tục ngàn xưa và vẫn sống với đúng phong tục truyền thống của mình.


Bạn có thể xem thêm: