Đó là những con người vĩ đại, những người mang dòng máu Việt Nam với tài năng, trí thông minh và niềm đam mê công việc cao cả. Và ở một tầm cao nhất định họ đã làm rạng rỡ cho niềm tự hào Việt Nam, cho đất nước hình chữ S.
Kiến trúc sư: Nguyễn An
Người tổng công trình sư này đã làm nên một kiến trúc lẫy lừng. Đó là cố cung Bắc Kinh hay còn được gọi là Tử Cấm Thành (Trung Quốc), một di sản bằng gỗ bậc nhất thế giới đã được Unesco công nhận.
Nguyễn An (1381- 1453) là người Hà Đông, từng làm quan triều Trần, Hồ. Ông bị bắt sang làm Thái giám vào thời nhà Minh, sau khi nhà Hồ bị quân Minh đánh bại. Khi ở Trung Quốc, tài năng hơn người về kiến trúc và xây dựng của A Lưu (tên tiếng Hoa của Nguyễn An) được bộc lộ rõ nét.
Vào thời Vĩnh Lạc (hiệu của Chu Nguyên Chương) năm 1416, Nguyễn An với khả năng tư duy kiến trúc đô thị, tính toán kiệt xuất đã được chọn làm tổng công trình sư thành Bắc Kinh mới (Cố Cung) sau khi Chu Đệ lên ngôi.
Nguyễn An đã chỉ huy và xây dựng nên một Tử Cấm Thành uy nghi trong vòng 17 năm. Trong đó có 13 năm chuẩn bị, tính toán thông số để thiết kế công trình, tập trung nguyên vật liệu và nhân công… quá trình xây dựng và lắp ráp hoàn thành chỉ có 3 năm.
Ông đã thiết kế Cố Cung theo quan niệm vũ trụ trời tròn, đất vuông. Nơi ở của nhà vua là vị trí trung tâm, kiến trúc diễm lệ, phong cảnh tuyệt trần. Thiên An Môn – Cổng trời bình yên rất nổi tiếng đã được thiết kế một nơi xa nhất ở phía Nam.
Năm 1421, ba điện lớn là Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa cùng với cung Càn Thanh, Khôn Ninh bị cháy. Nguyễn An một lần nữa được giao xây dựng lại và chỉ một năm ông đã hoàn thành kiến trúc Tử Cấm Thành tuyệt mỹ như hiện tại.
Kỹ sư: Trương Trọng Thi
Trương Trọng Thi sinh ra tại Sài Gòn vào năm 1936 và sang Pháp sinh sống, học tập cùng gia đình từ năm 14 tuổi.
Năm 1973, ông là người đã sáng chế ra máy tính chạy hệ vi xử lý (Intel 8008) đầu tiên của thế giới, và cũng chính Andre Trương (tên tiếng Pháp) là người đưa máy tính lên một tầm cao giá trị thương mại.
Chiếc máy tính Micral của kỹ sư Trương Trọng Thi đã được hội đồng chuyên gia công nghệ (Tổ chức tại Hoa Kỳ) công nhận là chiếc máy tính đầu tiên trong lịch sử chạy bằng vi xử lý. Hiện nay trong bảo tàng máy tính Boston (Hoa Kỳ) còn trưng bày chiếc máy tính Micral ghi năm 1973.
Có một điều ít ai biết, chính Andre Trương là người đã tạo ra mạng máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới NPC (Network Personal Computer). Ông là người được cấp bằng phát minh đầu tiên về lưu trữ dữ kiện điện toán đám mây trên đĩa optical, một công trình quan trọng trong việc sử dụng PC để xử lý và lưu trữ dữ kiện qua các chương trình ứng dụng quản lý tài liệu điện toán (GED).
Điều này đã đánh dấu như bước ngoặt trong lịch sử của nền thương mại công nghệ thông tin, thu hút sự quan tâm của những “ông lớn” như: Dell, Intel....
Tiến sĩ: Đỗ Đức Cường
Sự ra đời của máy rút tiền tự động – ATM (Automatic teller machine) được sử dụng rất phổ biến hiện nay có đóng góp rất lớn của Tiến sĩ Đỗ Đức Cường.
Nếu Luther George Simjian là người đầu tiên thiết kế và hoàn thành máy rút tiền trên thế giới vào năm 1939 tại NewYork (Citi Bank), John Shephrd-Barron là người cho ra đời máy rút tiền điện tử đầu tiên (Anh) vào năm 1967, thì Đỗ Đức Cường, một tiến sĩ người Việt Nam, là người đã hoàn thiện cơ bản cấu trúc cốt lõi và mở rộng hệ thống ATM ra thị trường như hiện nay.
Năm 1977, người đàn ông giản dị từng xuất hiện trên chương trình “Người đương thời” đã chính thức bước vào Citi Bank – đế chế ngân hàng thế giới. Với nhiệm vụ “bình dân hóa dịch vụ ngân hàng”, ông đã chọn giải pháp ATM, bổ sung, hoàn thiện và cơ động hơn những thiết kế trước đó.
Có hàng chục bằng sáng chế về quá trình phát minh ra máy ATM hiện đại, Đỗ Đức Cường được xem như là “Cha đẻ của máy ATM”.
Sau 20 năm làm việc tại Citi Bank, ông còn là cố vấn cấp cao cho ngành ngân hàng Hoa Kỳ, đại sứ thiện chí của Liên Hiệp Quốc. Về Việt Nam ông là cố vấn cấp cao của hệ thống ngân hàng Đông Á.
Giáo sư: Ngô Bảo Châu
Con người vĩ đại của đất nước Việt Nam ở thế kỷ 21. Người đã mang vinh dự “5 sao vàng” về cho dải đất hình chữ S.
Người đàn ông sinh năm 1972 tại Hà Nội chính là nhà toán học duy nhất đã chứng minh thành công “Bổ đề cơ bản Langlands”. Đây cũng là thành quả quan trọng giúp Ngô Bảo Châu giành được huy chương Fields năm 2010, danh giá như giải Nobel (toán học không có giải Nobel).
Năm 2011, Ngô Bảo Châu trở thành nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được phong hàm Giáo sư khi mới 38 tuổi. Đồng thời ông cũng được đề cử làm Viện trưởng viện toán cấp cao Việt Nam.
(Ảnh: Destination360)