Ramsar có thể gọi là một danh hiệu hay đúng hơn là một công ước tiêu chuẩn mà UNESCO đưa ra để công nhận và kêu gọi ý thức bảo vệ thiên nhiên của người dân trên toàn cầu. Ramsar có thể hiểu là: vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.
Được ký kết và có hiệu lực từ giữa thập niên 70 của thế kỷ XX. Hiện nay Công ước Ramsar đã vinh danh rất nhiều vùng đất ngập nước nổi tiếng thế giới. Đặc biệt nước Anh là đất nước sở hữu nhiều Khu Ramsar nhất với 164 khu.
Tại Việt Nam, tính đến trước tháng 06, nước ta chỉ có 2 khu Ramsar được công nhận. Đó là: Khu Ramsar Xuân Thủy (Nam Định) – đầu tiên ở Đông Nam Á, được công nhận vào năm 1989 - và khu Ramsar Bàu Sấu (Đồng Nai) – thuộc vườn quốc gia Cát Tiên được công nhận vào năm 2005. Vào đầu tháng 06/2011 đúng vào dịp kỷ niệm ngày môi trường thế giới, Bộ tài nguyên và môi trường đã trao quyết định của UNESCO công nhận Hồ Ba Bể là một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng của thế giới. Điều đó đồng nghĩa Hồ Ba Bể là khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam.
Khu Ramsar Hồ Ba Bể
Thuộc quần thể vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Cạn) với nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: hang Dơi, động Nả Phòong, động Thẳm Kít, động Puông, đây là nơi có nhiều loài sinh vật đặc hữu và quý báu sinh sống.
Khu Ramsar Hồ Ba Bể là một hệ sinh thái đầm, hồ, đất, đá, núi và có hệ sinh vật đa dạng bậc nhất Việt Nam hiện nay. Đây cũng là nơi duy nhất ghi nhận có loài Vọoc đen má trắng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam và khu vực.
Khu Ramsar Xuân Thủy
Nằm ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Xuân Thủy được UNESCO công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, thứ 50 của thế giới vào năm 1989.