Truy tìm quái vật tiền sử họ Mèo (Phần 2)

Thủy Chip, Theo 00:00 04/02/2011

Có vẻ như các loài tiền sử đều có chung một đặc điểm là “khổng lồ”. <img src='/Images/EmoticonOng/05.png'>

Homotherium
 
Homotherium, con được biết đến với cái tên là “Mèo Scimitar” là một loài mèo gần như hoàn hảo nhất trong thời tiền sử, được phát hiện tại Bác Mỹ và Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Mèo Homotherium có khả năng thích nghi tốt với nhiều loại môi trường sống, kể cả vùng lãnh nguyên Bắc cực và tồn tại trong khoảng 5 triệu năm. Loài mèo này đã tuyệt chủng cách đây 10.000 năm.
 

Homotherium thường đi săn theo bày nhỏ, chạy nhanh và hoạt động trong suốt một ngày (tránh phải chạm trán với những động vật săn mồi về đêm). Chân trước của chúng rất dài và ngắn hơn chân sau khiến chúng trông giống giống loài linh cẩu. Dựa vào các hóa thạch tìm thấy, các nhà khoa học xác định Homotherium là một loài khá lớn với cân nặng lên tới 400kg, lớn hơn cả loài hổ Siberia ngày nay.

Machairodus kabir
 
Machairodus kabir nhìn khá giống một con hổ khổng lồ với chiếc răng nanh cong dài, một cái đuôi cũng khá dài và chỉ có một vài vết sọc đốm hoặc một vài kiểu khác trên lông.
 
Người ta hiếm khi nhắc đến Machairodus như một loài mèo khổng lồ, nhưng một vài hóa thạch được tìm thấy tại Chad, Châu Phi lại chứng tỏ đây là loài mèo lớn nhất với trọng lượng khoảng 490kg hoặc thậm chí là 500kg và có kích thước như một con ngựa.
 
 
Đặc biệt, thức ăn của Machairodus kabir là những con voi, tê giác, và các động vật ăn cỏ cỡ lớn sống vào thời của nó. Loài sát thủ này đã tuyệt chủng trong thế Miocene, rất lâu trước khi có sự xuất hiện của con người.
 
Sư tử Mỹ
 
Được hầu hết các nhà khoa học công nhận là loài mèo lớn nhất mọi thời đại, sư tử Mỹ hay còn gọi là Panthera atrox có lẽ là con mèo tiền sử được biết rõ nhất sau Smilodon (sẽ được đề cập trong phần dưới đây).
 
Sư tử Mỹ sống ở Bắc và Nam Mỹ (từ Alaska đến Peru) trong kỷ Pleistocene, và bị tuyệt chủng 11 nghìn năm trước đây, tức là cuối kỷ Băng Hà. Có một điều chắc chắn, sử tử Mỹ là loài mèo lớn nhất Bắc Mỹ trong kỷ Băng Hà, với cân nặng lên tới 470kg, và có thể là đến 500kg. Điều này giúp chúng có thể “săn và chén” các con mồi lớn.
 
 
Cho đến nay, cách săn mồi của sử tử Mỹ vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi khi một số người cho rằng chúng săn mồi theo nhóm, số khác lại tin rằng chúng có thể đi săn đơn độc. Cũng cần phải chú ý răng, sư tử Mỹ và loài mèo sở hữu răng nanh cong khỏe (như loài vừa được nhắc đến ở trên) cùng tồn tại tốt đẹp trong cùng một thời kỳ thì khả năng đi săn đơn độc và săn những loài thú khác nhau là lời giải thích hợp lý cho điều đó.
 
Hổ Pleistocen
 
 
Thông tin về loài mèo này có lẽ là sơ sài và ít nhất trong số được nghiên cứu. Có lẽ hổ Pleistocene không phải là một loài riêng biệt, mà là “phiên bản sơ khai” của loài hổ ngày nay. Loài này có thể đã sinh sống ở một nơi nào đó tại Châu Á trong khoảng 2 triệu năm trước. Điều này dựa trên đặc điểm của những con mồi của chúng.
 
Smilodon
 
Trong số các loài hổ có bộ răng dài nhọn, thì Smilodon là một trong những “ngôi sao nổi tiếng nhất”, và cũng là một trong những loài thú dữ nguy hiểm nhất.
 
Dù không được nhanh nhẹn như Mèo lớn ngày nay, nhưng Smilodon lại vô cùng mạnh mẽ với tứ chi và cổ khỏe, cũng như cứng cáp hơn chúng, đặc biệt là bộ vuốt dài khỏe giúp chúng giữ con mồi chắc hơn. Răng nanh của Smilodon có thể dài tới 30cm, và thực sự là một vũ khí hoàn hảo để gây thương tích nghiêm trọng cho một con voi ma mút hoặc bất kì một con vật nào bất hạnh rơi vào tầm ngắm của chúng.
 

Smilodon đã bị tuyệt chủng cách đây 10 nghìn năm, tức là chúng có lẽ đã chạm chán với con người và “bị con người săn bắn” ít nhất là một lần. Sự tuyệt chủng của Smilodon là sự tuyệt chủng của loài mèo tiền sử duy nhất có lời giải thích rõ ràng. Chúng là nạn nhân của một loài thú ăn thịt ghê gớm khác có tên là Thylacosmilus, cai trị vùng Nam Mỹ hàng triệu năm cho đến khi mực nước biển xuống thấp và Bắc Mỹ được nối liền với Nam Mỹ.