Những loài khủng long đầu tiên có mặt trên hành tinh ở kỷ Trias (hay còn gọi là kỷ Tam Điệp), khoảng 240 triệu năm về trước. Trong số chúng, có loài ăn cỏ có kích thước chỉ bằng một con kangaroo, có loài ăn thịt kích thước khoảng 1m, và cũng có những loài đáng sợ với chiều dài thân mình đến 6m.
Nhà nghiên cứu Randall Irmis thuộc Đại học California nói: “Ban đầu kích thước khủng long tương đối nhỏ. Do đó chúng không phải là những sinh vật thống trị trên mặt đất trong suốt kỷ Trias. Chỉ đến kỷ Jura (200 triệu năm trước) chúng mới thực sự phát triển đa dạng và đạt đến kích thước khổng lồ như chúng ta thường biết”.
Tổ tiên của loài khủng long khá nhỏ bé
Vào kỷ Trias, các châu lục ngày nay đều tập hợp thành một đại lục duy nhất. Khí hậu lúc đó khô nóng, thích hợp cho các loài động vật bò sát phát triển. Các loài bò sát dạng động vật có vú - tổ tiên lớp động vật có vú - cũng xuất hiện trong thời gian này.
Khoảng 240 triệu năm trước, một chi thuộc họ Ornithosuchidae là Euparkeria - tổ tiên của khủng long, chim, Pterosauria và Plesiosauria - đã có thể chạy trên hai chi sau giúp nó có thể di chuyển hiệu quả. Đây là điểm tiến hóa hơn so với các loài bò sát thời đó và được di truyền lại cho khủng long.
Năm 1992, ở Argentina phát hiện một chi thuộc phân bộ Theropoda, có niên đại 228 triệu năm trước, cuối kỷ Tam Điệp. Nó được đặt tên chi là Eoraptor. Eoraptor được thừa nhận là khủng long cổ xưa nhất và là tổ tiên của mọi loài khủng long.
Eoraptor là loài khủng long cổ xưa nhất
Nổi bật nhất về khả năng săn mồi lúc bấy giờ là loài Coelophysic. Tuy nhỏ bé, chỉ cao khoảng 1 mét, nhưng Coelophysic sở hữu tốc độ nhờ chạy bằng 2 chân và bộ răng sắc nhọn, nhờ thế chúng có thể tiêu diệt những con vật chậm chạp, thậm chí còn lớn hơn cả nó.
Tuy nhỏ nhưng chúng là loài săn mồi đáng sợ
Những con Coelophysic thường đi săn theo đàn
Bên cạnh Coelophysic, Postosuchus cũng là một loài săn mồi đáng sợ. Ngay đến cả Coelophysic cũng phải kiêng nể con vật dài tới 6 mét và nặng xấp xỉ 300 kg này. Được biết, đây chính là họ hàng với loài cá sấu ngày nay.
Postosuchus có họ hàng với cá sấu