Trầm trồ trước bảy “kì quan” của thế giới công nghệ

Mèo Lợn, Theo 00:00 08/01/2011
Chia sẻ

Nếu thế giới con người có bảy kì quan thiên nhiên tuyệt mĩ, thì trong thế giới công nghệ cũng tồn tại “Bảy kì quan đỉnh cao”. <img src='/Images/EmoticonOng/03.png'>

iPod
 
 
Đây là sản phẩm không còn xa lạ với hầu hết người dân trên thế giới. Được ra lò từ “nhà máy” Apple hàng đầu thế giới, iPod sở hữu những tính năng công nghệ đỉnh cao, những tiện ích phục vụ khách hàng một cách chu đáo. iPod không phải là thiết bị nghe nhạc đầu tiên trên thế giới nhưng nó thực sự đã có những tác động làm thay đổi cách hưởng thụ âm nhạc của thế giới. Với tất cả những gì iPod đã cống hiến, thì chúng ta – những khách hàng đã được thỏa mãn – nợ “Apple” một lời cảm ơn chân thành!
 
Trạm vũ trụ quốc tế ISS
 
 
Khoảng 60 năm trước đây, thế giới rơi vào một cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử loài người. Không lâu sau, con người lại chìm vào cuộc chiến tranh lạnh liên miên. Và chẳng ai có thể tưởng tượng rằng trước khi thế kỉ thứ 20 khép lại, những nước vốn thù địch lại có thể bắt tay xây dựng nên một trạm không gian! Chính vũ trụ đã giúp con người gần nhau hơn, giúp cho Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Canada và nhiều quốc gia Châu Âu khác bắt tay hợp tác một cách hòa bình.
 
Trong những năm 1980, NASA lên kế hoạch xây dựng Trạm vũ trụ tự do như một bản sao của trạm vũ trụ Soviet Salyut và Mir. Và nếu không có sự chấm dứt chiến tranh lạnh cũng như sự sụp đổ của Liên Xô thì kế hoạch đó sẽ nằm trên giấy mãi mãi. Kết thúc cuộc chạy đua không gian, chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán với các nước Châu Âu, Nga, Nhật Bản và Canada trong năm 1990 để cùng xây dựng một trạm vũ trụ quốc tế thực sự.  Kế hoạch này được công bố vào năm 1993 và kể từ đó đến nay trạm vũ trụ quốc tế ISS đã giữ một vai trò quan trọng trong công cuộc chinh phục vũ trụ của nhân loại.
 
Hệ điều hành Linux
 
 
Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính, là một phần mềm tự do được sử dụng nhiều hơn hẳn so với những mã nguồn mở khác. Phiên bản Linux đầu tiên được Linus Torvalds, một cậu sinh viên của trường đại học Helsinki, viết vào năm 1991. Nhiều năm sau, Linus tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994, tung ra thị trường dưới bản quyền của GNU General Public License. Linux có rất nhiều những ứng dụng khác nhau được sử dụng trong máy tính cá nhân, các siêu máy tính, các thiết bị nhúng như điện thoại di động… Đây thực sự là một bước tiến lớn trong lĩnh vực công nghệ.
 
Kính viễn vọng không gian Hubble
 
 
Kể từ khi ra mắt vào năm 1990, kính viễn vọng không gian Hubble đã trở thành một trong những công cụ quan trọng nhất trong lịch sử thiên văn học. Hubble là chiếc kính thiên văn lớn nhất hành tinh, đã mang về vô vàn những bức ảnh tuyệt vời của không gian trong mọi thời đại. Kính viễn vọng Hubble có kích thước tương đương với một chiếc xe buýt cỡ lớn, có khả năng di chuyển với vận tốc 8km/giây, có thể bay qua nước Mỹ trong vòng 10 phút và một vòng quanh trái đất khoảng 1,5 giờ.
 
Việc chế tạo chiếc kính viễn vọng Hubble khổng lồ đã được nhen nhóm từ những năm 1946. Tại thời điểm đó, nhà thiên văn học Lyman Spitzer đã biết bài báo về những ưu điểm khi quan sát ngoài trái đất. Spitzer đã dành rất nhiều thời gian và công sức của mình để thúc đẩy việc phát triển ý tưởng kính viễn vọng khổng lồ thành hiện thực.
 
Năm 1962, một báo cáo của Viện khoa học quốc gia hòa kỳ đã bắt đầu tiến hành thực hiện kế hoạch chết tạo chiếc kính viễn vọng không gian trong chương trình vũ trụ của mình, và năm 1965 Spitzer đã được bầu là chủ tịch ủy ban nghiên cứu kính viễn vọng không gian cỡ lớn. Vào ngày 24 tháng 4 năm 1990, Tàu con thoi Discovery đã được phóng lên từ Florida, mang theo chiếc kính viễn vọng không gian Hubble vào vũ trụ thành công.
 
Tia La-de
 
 
Năm 1960 khi la-de ra đời, người ta đã gọi đó là “Giải pháp lý tưởng cho cuộc sống”. Kể từ đó trở đi la-de trở nên phổ biển và được ứng dụng đa dạng trong xã hội hiện đại từ điện tử tiêu dùng, công nghệ thông tin, các ngành khoa học, y tế, công nghiệp, thực thi pháp luật, giải trí và cả quân đội. Đặc biệt, trong lĩnh vực y tế, la-de đã tạo ra một cuộc cách mạng trong phẫu thuật với việc phục hồi thị lực cho những người gần như sẽ bị mù.
 
La-de được ra đời dựa trên những lý thuyết cơ bản của nhà khoa học lừng lẫy Albert Einstein. Năm 1960, Theodore H. Maiman đã có cuộc thí nghiệm đầu tiên với la-de tại Phòng thí nghiệm Hughes tại Malibu, California thuộc Hoa Kỳ. La-de thực sự là một thứ ánh sáng tuyệt diệu và thần kì đối với con người.
 
Máy vi tính
 
 
Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của máy tính đối với cuộc sống của con người, hay nói chính xác hơn là máy tính đã thay đổi thế giới. Đây là thiết bị điện tử được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực đời sống như y học, khoa học, giải trí, hình sự và rất nhiều lĩnh vực khác nữa.
 
Năm 1837, Charles Babbage là người đầu tiên đưa ra khái niệm và thiết kế một chiếc máy tính lập trình đầu tiên được ông gọi là “Động cơ phân tích”. Do hạn chế về tài chính, cũng như khả năng thiết kế, Babbage đã không thể tự mình tạo nên một công cụ phân tích ưu việt như mong muốn. Việc tự động xử lý một lượng lớn dữ liệu bằng các thẻ dập dấu đã được Cục điều tra dân số Mỹ thực hiện từ năm 1890 bằng cỗ máy lập bảng biểu do Herman Hollerith thiết kế và do tập đoàn Computing Tabulating Recording, công ty tiền thân của IBM sản xuất.
 
Mạng Internet
 
 
Phải thừa nhận rằng, nếu không có máy tính thì Internet sẽ không bao giờ xuất hiện trên trái đất. Ngày nay, con người thực sự đã rất gắn bó với Internet và thậm chí là sống mà không thể thiếu Internet. Internet giúp con người gần nhau hơn cho dù khoảng cách có xa đến đâu, dù là nửa vòng trái đất, hay khoảng cách từ trái đất đến vũ trụ.
 
Thông qua internet con người trở nên hiểu biết hơn, dễ dàng tiếp cận với kiến thức nhân loại và mở ra một lối sống hiện đại, tiện dụng và tiết kiệm. Không còn phải bàn cãi gì khi Internet là “kì quan” vĩ đại nhất trong thế giới công nghệ.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày