1. Kính viễn vọng khổng lồ GTC
Là dự án liên kết của
Đức,
Mexico cùng đại học
Florida, Mỹ và từ phía
Instituto de Astrofísica de Canarias (IAC), dự án
GTC là 1 dự án kính viễn vọng rất lớn với tổng chi phí là 180 triệu đô la
. Chiếc kính viễn vọng khổng lồ này được đặt ở độ cao 2.400 m, tại đỉnh 1 ngon núi lửa trên quần đảo
Canary (một quần đảo nhỏ thuộc
La Palma,
Tây Ban Nha).
Chiếc kính viễn vọng lớn nhất thế giới này vẫn được gọi với cái tên trìu mến là “kính viễn vọng khổng lồ đảo
Canary”-
Gtan Tecan (tên tiếng anh
Grand Telescope Canarias - GTC). Chiếc kính đặc biệt này được thiết kế với độ mở ( đường kính) là 10,4m và 1 chiếc gương phản chiếu được đặt riêng làm từ Gốm thủy tinh của công ty
Schott AG,
Đức cho phép quan sát vũ trụ với những chi tiết cực đại.
2. Kính viễn vọng đôi Keck
Từng nằm ở vị trí quán quân thế giới trước khi bị GTC soán ngôi, WM Keck Keck là chiếc kính viễn vọng đôi bao gồm kính Keck I và Keck II với độ mở ở mỗi chiếc là 10 mét ( nhỏ hơn GTC 0,4m).
Hai chiếc kính với 36 phân đoạn trong cơ chế vận hành, chúng có thể hoạt động cùng lúc hoặc tự vận hành riêng biệt mà không gây ảnh hưởng đến nhau. Bằng cách kết hợp độ sáng từ bộ đôi kính này,Keck cho phép ta nhìn thấu, thậm chí còn đo được cả kích thước những những hành tinh vệ tinh bao quanh các vì tinh tú.
Kính viễn vọng này được đặt tên theo tên nhà khoa học William Myron Keck(W. M. Keck) và được xây dựng từ quỹ của ông với tổng chi phí 140 triệu đô la. Kính viễn vọng W. M. Keck được đặt ở độ cao là 4.145m trên đỉnh Mauna Kea, Hawaii.
3. Salt- "Con mắt châu Phi" trong không gian
Ngày 9-11, Nam Phi đã khánh thành
SALT, chiếc kính này có nickname khá kêu là
"Con mắt châu Phi".
Với một tấm kính sáu cạnh có đường kính 11 mét và chiều cao hơn 10 mét, SALT (Southern African Large Telescope) cho phép con người quan sát các vì sao và các thiên hà xa xăm trong vũ trụ.
SALT được đặt tại vùng bán sa mạc Karoo thuộc thị trấn nhỏ Sutherland, tỉnh Nothern Cape. Lấy ý tưởng từ chiếc Hobby-Eberly (HET) ở Mỹ, SALT được xây dựng trong 5 năm với chi phí 25 triệu USD, trong đó có 1/3 vốn của Nam Phi và phần còn lại do các cơ quan khoa học Mỹ, Ba Lan, Đức, Anh và New Zealand tài trợ.
Hobby-Eberly, khiêm tốn nhưng hiệu quả
Hobby-Eberly Có đường kính nhỏ hơn chút xíu (9,2 m) so vớiSALT, Hobby-Eberly, đặt tại núi Fowlkes, Texas đành ngậm ngùi nhận bậc 4.
Nhưng
Hobby-Eberly vẫn gây ấn tượng với giới thiên văn học bởi khả năng vận hành tốt dù mức đầu tư chỉ ở trong 1 khoản ngân sách khiêm tốn không được tiết lộ (nhiều khả năng chỉ bằng 80% chi phí của các công trình khác)
. Với thiết kế 1 trục nâng cao cố định và hệ thống theo dõi rất sáng tạo,
Hobby-Eberly rất xứng với câu nhận xét “khiêm tốn nhưng hiệu quả”.
Binocular- “em út” của top 5
Là 1 phần trong dự tháp thiên văn quốc tế Mount Graham, và đang được xây dựng ở chân núiGraham thuộc dãy Pinaleno phía đông nam Arizona, Mỹ. Chưa hoàn thiện 100% nhưng nó đã được công nhận là chiếc kính viễn vọng lớn thứ năm trên thế giới. Kính viễn vọng Binocular (Large Binocular Telescope LBT- hay tên gốc là dự án Columbus). Dự kiến khi hoàn thành xong kính có đường kính là 9,2m, có 1 bộ gương đôi phản chiếu có kích cỡ 8,4 m cho phép theo dõi những hình ảnh thực, sống động bên ngoài hệ Mặt trời.
Một điểm đặc biệt dễ nhận ra ở
Binocular là phong cách mang hơi hướng của các robot trong phim
Transformer về thiết kế
.