Ở thời quá khứ huy hoàng của mình, người Gadulia Lohar chính là những người rèn vũ khí cho các vị vua Hindu. Ngày nay, những lò rèn chỉ còn thấy ở những ngôi làng nhỏ ở Ấn Độ và chúng được dùng để chế tạo những đồ gia dụng đơn giản từ những phế thải kim loại.
Cuộc sống của những cư dân ở ngôi làng Chomo, Ấn Độ gắn liền với bễ lò rèn.
Làng Chomo, nằm sâu trong tiểu bang Rajasthan, phía Tây Bắc Ấn Độ là nơi cư
trú của những người thợ rèn du mục. Có tất cả hơn 40 người từ người già
cho tới trẻ nhỏ trong làng làm công việc gắn với bễ lò rèn.
Người
Lohar (tiếng Hindi: Lohar nghĩa là lò rèn) là một trong số những nhóm
người du cư được biết đến nhiều nhất ở Ấn Độ, sống cuộc đời du cư từ
hàng trăm năm, thậm chí cả nghìn năm nay. Họ sống trải khắp miền Bắc và miền Trung Ấn Độ.
Cuộc sống của người Lohar gắn liền với chiếc xe kéo (mái nhà của họ) và bếp lò rèn (dụng cụ để kiếm sống). Những người Lohar cùng sinh sống trong một làng thường là họ hàng với nhau, họ di chuyển trên chiếc xe bò làm từ gỗ keo, gỗ tếch, trang trí bằng hình chạm khắc hoa sen, tán bằng đinh đồng thau.
Những người thợ rèn du mục Lohar sử dụng sức mạnh đôi bàn tay để tạo ra nông cụ.Đôi bàn tay của họ chưa bao giờ hết đen sạm vì bụi than. Người Lohar tin rằng, nguồn gốc của họ bắt nguồn từ người Rajputs - những chiến binh Hindu hùng mạnh, còn người sáng tạo ra công việc của họ là vị thần nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ - Vishwakarma.
Họ phục vụ vương quốc với tư cách những người làm vũ khí. Nhưng vào năm 1568, Akbar - vị hoàng đế vĩ đại người Mogul đã chiếm đóng Chittaurgarh và người Lohar đã phải bỏ nơi này để chạy trốn.
Đồ làm bếp và dụng cụ nông nghiệp mà người Lohar làm ra nổi tiếng là bền. Người Lohar ngày nay vẫn giữ những nét cổ xưa, truyền thống như ông cha của họ. Giữa cuộc sống hiện đại, nhiều máy móc, họ vẫn sử dụng sức mạnh của đôi bàn tay, ngồi bên bễ lò rèn, làm ra những chiếc nông cụ hay vật dụng làm bếp.
Đồ làm bếp và dụng cụ nông nghiệp mà họ làm ra nổi tiếng là bền, vì vậy vào trước thời kỳ hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập thị trường, đồ của người Lohar được người tiêu dùng ưa chuộng và rất đắt khách.
Phụ nữ, trẻ em cũng là thợ rèn.
Dù cho cuộc sống của những thợ rèn Rajasthan, Ấn Độ không cố định, nghèo đói, nhiều khó khăn, luôn di chuyển trên chiếc xe
bò... song
với họ, cuộc sống vẫn tràn đầy niềm
vui.
Trong ánh sáng leo lét của ánh đèn, bầu không khí ngột
ngạt của tro, hỗn hợp kim loại nóng chảy trộn lẫn với mùi thơm của bánh
mì nướng, những người thợ rèn ở Rajasthan vẫn đang miệt mài "nện búa" vào các
khối sắt được nung đỏ trong bễ lò rèn rực lửa.
Giữa trưa nắng, người đàn ông này vẫn không ngừng "nện búa"...
Công việc của họ bắt đầu từ 9h sáng tới 7h tối mỗi ngày. Trẻ em nghiền than trong khi cha mẹ của chúng làm việc. Người đàn ông trong gia đình là người làm chính, nếu không phải làm việc bên bễ lò rèn, người phụ nữ sẽ đi chuẩn bị bánh mì nướng làm đồ ăn.
Những đứa trẻ quen với cuộc sống du mục, chúng không được đi học mà chỉ quanh quẩn ở nhà, bên lò rèn rực lửa. Ở Rajasthan, tỉ lệ trẻ em được đi học và biết chữ là rất thấp.
Thay vì đi học, những đứa trẻ ở nhà phụ giúp cha mẹ chúng. Những đứa trẻ từ khi còn rất bé đã được nghe câu chuyện về nguồn gốc của mình và khi chúng khóc, chúng thường được dỗ nín với những câu mệnh lệnh như:
“Đừng khóc nữa, hãy xứng đáng là một người Lohar”.
Người Lohar an phận với các đồng cỏ, với công việc hiện tại và cuộc sống du mục của mình. Vào lúc có gió mùa, họ tập trung các xe bò lại với nhau, buộc các tấm bạt bên ngoài thành bức tường chắn gió.
Những người phụ nữ Lohar khi kết hôn sẽ phải mang lễ vật gồm tiền mặt và các vật dụng có giá trị đến nhà chú rể, mặc dù
nạn tảo hôn đã được đưa vào luật pháp của Ấn Độ nhưng nó vẫn còn phổ biến ở Rajasthan.
Tục lệ của người Lohar cho phép ly dị và tái hôn. Sau cái chết của người vợ hoặc chồng, họ sẽ được chấp nhận để tái hôn với anh trai hoặc em gái của người đã khuất.
Hình ảnh cư dân Lorah miệt mài cùng
khối sắt được nung đỏ trong bễ lò rèn. Trong xã hội người Lohar, chỉ có con trai mới được thừa kế gia sản, con trai trưởng sẽ là người đứng đầu gia đình. Ngoài công việc như một thợ rèn, người phụ nữ có trách nhiệm nuôi dạy con cái và nấu thức ăn.
Những người Lohar nâng niu nghề truyền thống bởi họ muốn giữ gìn bản sắc của chính mình. Phần lớn người Lohar đều cho rằng, mình không thể sống nếu thiếu chiếc xe bò, đơn giản bởi họ không còn sự lựa chọn nào khác. Nghèo đói, thiếu kiến thức, mảnh đời gắn với chiếc xe bò kéo, tương lai của người Lohar là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Bạn có thể xem thêm: