Sự hình thành mặt trăng
Trên thế giới, có ai thực sự biết mặt trăng đã được hình thành như thế nào không? Có lẽ là không. Tuy nhiên vào những năm 1970, thuyết Giant Impactor xuất hiện, là một giả thuyết khoa học phổ biến giải thích rất nhiều hiện tượng vũ trụ trong đó giải thích vì sao bề mặt mặt trăng lại là đá và lớp đá đó bị làm nóng như thế nào, đưa ra nhiều bằng chứng về sự va chạm trong hệ mặt trời… Lý thuyết này đã mang lại nhiều yếu tố kịch tính trong các bộ phim khoa học viễn tưởng bom tấn của Hollywood.
Các nhà khoa học cho rằng một tiểu hành tinh (cỡ bằng sao Hỏa) đã lao vào Trái đất nguyên thủy. Kết quả của vụ va chạm này là tiểu hành tinh đó đã bị “bay hơi”, còn lớp vỏ bên ngoài của Trái đất đã bị ném vào không gian, tạo thành đám mây “bụi” (là những mảnh vỡ của vỏ trái đất) bao quanh Trái đất. Cuối cùng, những mảnh vụn có quỹ đạo đó tập hợp lại tạo thành mặt trăng nguyên thủy.
Cuộc oanh tạc trên mặt trăng
Tạo thành từ các đám mây bụi xung quanh Trái Đất, mặt trăng nguyên thủy đã tập hợp các mảnh vỡ lớn nhỏ trong hệ mặt trời lại xung quanh mình. Bởi không có một tầng khí quyển bảo vệ, mặt trăng trở thành mục tiêu lao tới bắn phá của các thiên thể trong hệ mặt trời suốt hơn 100 triệu năm.
Những tác động dữ dội như vậy của các tiểu hành tinh đã tạo nên nhũng "vết rỗ" trên bề mặt mặt trăng và hình thành những miệng núi lửa lớn, cũng như các vịnh nhỏ. Một số hố đã ngập đầy những dòng nham thạch khổng lồ, tạo thành đồng bằng lớn, thường được gọi là hố hoặc biển cạn. Con người ở Trái Đất có thể quan sát bằng mắt thường "hố" , cũng như nhưng vùng cao nguyên trên mặt trăng, thứ mà ta vẫn tưởng tượng là hình ảnh người sống trên mặt trăng.
Những câu truyện thần thoại, những điều kì bí, văn hóa và lịch âm
Những bộ phim về người sói luôn gắn liền với Mặt Trăng
Mặt trăng, từ lúc sinh ra, đã luôn thu hút con người trên Trái Đất khám phá và tôn thờ. Vật thể tròn sáng rực rỡ ấy được sùng bái, được trân trọng như một điều kì diệu và thiêng liêng, có ảnh hưởng lớn đến hành vi cư xử của người Trái Đất.
Tên của mặt trăng "Lunar" được bắt nguồn từ một từ trong tiếng Latin, có nghĩa là "mất trí". Sở dĩ có cái tên này là do những thay đổi trên mặt trăng ảnh hưởng tới não của con người, khiến họ trở nên điên loạn. Thậm chí ngày nay, nhiều người cho rằng có số người phải nhập viện tâm thần, tai nạn giao thông, giết người hoặc tự tử tăng lên trong thời gian trăng tròn, mặc dù không có bằng chứng nào ủng hộ cho điều này.
Mặt trăng được gắn với rất nhiều hình tượng nhân vật thần thoại, như để ca ngợi vẻ đẹp và sự thiêng liêng của nó. Người cổ đại cho rằng mặt trăng là tấm gương khổng lồ, hoặc là một cái bát lửa. Quan sát sự chuyển động, chu kì của mặt trăng, đã mang lại nhiều cơ sở cho việc phát triển lịch.
Khi các nhà hiền triết và các nhà chiêm tinh lên tiếng
Một nhà chiêm tinh Trung Quốc có tên là Thạch Thân đã đưa ra một phương pháp dự đoán nhật thực và nguyệt thực vào khoảng thế khỉ thứ 4 trước Công nguyên. Nhưng có lẽ phải nhờ đến nhà triết học người Hy Lạp, Anaxagoras, mới có lời giải thích chính ác nhất cho hiện tượng mặt trời bị mặt trăng che khuất. Nhưng cũng chính những hiểu biết khoa học đã làm hại Anaxagoras.
Ông bị bỏ tù vì quan điểm dị giáo, khi cho rằng mặt trời là một tảng đá lửa khổng lồ, chứ không phải là một vị thần, còn mặt trăng sáng trong đêm là do phản chiếu ảnh sáng của mặt trời. Năm 428 trước Công Nguyên, Anaxagoras qua đời.
Khoảng năm 140 trước Công Nguyên, Hipparchus, người Hy Lạp chịu nhiều ảnh hưởng của thiên văn học Babylon, đã thực hiện việc quan sát bóng tròn của trái đất trên mặt trăng, và xác định rằng Trái đất tròn. Ông còn tính được tương đối chính xác khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt trăng.
Đến thế kỉ thứ 2 sau Công Nguyên, một người Hy Lạp sống ở Ai Cập có tên là Ptolemy đã kết luận rằng mặt trăng là người hàng xóm gần nhất của Trái Đất. Tuy nhiên, vào thời đó người ta vẫn quan niệm rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ.
Những hình ảnh chân thực đầu tiên của mặt trăng
Năm 1609, nhà thiên văn học và toán học người Y, Galileo Galilei đã quan sát mặt trăng bằng chiếc kính viễn vọng của mình, và thu được những kiến thức cơ bản về thiên thể này.
Chiếc kính thiên văn tự chế có độ phóng đại lên tới 20 lần đã giúp Galileo quan sát và vẽ lại bề mặt của mặt trăng.
Bề mặt mặt trăng thô ráp, và đầy những hố thiên thạch, với núi, thung lũng và với vùng trũng, mà ông cho rằng rất giống Trái đất. Chính bóng của những ngọn núi hiểm trở và đã dạng đó đã tạo nên những vùng tối trên bề mặt mặt trăng. Mặt trăng không phải là một khối hoàn hảo, không hề mịn màng và phẳng, như người ta đã nghĩ.