Bức ảnh này đã có 115 năm tuổi đời và là một trong những bức ảnh x-quang đầu tiên.
Đây là bàn tay của bà Anna Bertha, vợ của nhà vật lý học người Đức Wilhelm Rontgen. Có thể nói ngày “khai sinh” ra tia X là vào ngày 8/11/1895, khi Wilhelm Rontgen đang thực hiện một cuộc thí nghiệm liên quan đến tia cathode, ông nhận thấy một mảnh bìa các tông huỳnh quang sáng lên từ khắp căn phòng. Một màn hình dày được đặt giữa các cực phát cathode và tấm bìa cứng bị bức xạ, cho thấy rằng hạt ánh sáng đã đi qua các vật thể rắn.
Rontgen đã cho ra đời bức hình X-quang đầu tiên là bàn tay của vợ. Thế nhưng bà vợ chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên khi đứng trước một thành tựu của nhân loại.
Viên đạn định mệnh
Bức ảnh X-quang chụp lại lồng ngực của cố tổng thổng Mỹ Theodore Roosevelt sau khi ông bị ám sát vào năm 1912 tại Milwaukee,Winconsin. 17 năm sau khám phá của Wilhelm Rontgen, X-quang đã được y học trưng dụng.
Quả thực X-quang đã tạo nên một cơn sốt sau khi được khám phá. Hình trên là mẫu quảng cáo từ năm 1896 cho một loại thuốc chữa đau đầu có tên là Kohler. Kohler được miêu tả như một loại “thuốc X-quang” - mặc dù viên thuốc chẳng dính tí “tia X” nào cả.
Nhiều sản phẩm thời đó cũng “cố đấm ăn xôi” mà gắn cái tên X-quang vào như bóng golf X-quang, xi đánh bóng đồ đạc X-quang, dao cạo râu X-quang, v.v... Không tin bạn cứ xem những hình dưới đây sẽ rõ:
Bóng golf cũng... X-quang
Xi đánh bóng X-quang??? Chẳng lẽ đánh xi xong đồ vật trở nên trong suốt hay sao??
Dao cạo râu X-quang dùng xong mặt sẽ ra sao nhỉ?
Ngày nay những nhà nghiên cứu nghệ thuật thường sử dụng X-quang để có được hình ảnh các lớp của tranh vẽ - ví dụ như kiệt tác từ thế kể thứ 17 của danh họa Caravaggio phía trên chẳng hạn - X-quang sẽ cho mọi người biết được hình ảnh phác bằng chì hay các “lớp vẽ” (thường một bức tranh có rất nhiều lớp, mỗi lớp lại là một “thủ thuật” của các danh họa) và để khám phá ra các thay đổi dần dần dẫn tới bức họa hoàn chỉnh.
X-quang cũng là một trợ thủ đắc lực trong ngành khảo cổ học. Nhờ có X-quang, các nhà khảo cổ học có thể dò xét được hết toàn bộ mẫu vật từ trong ra ngoài mà không đụng chạm đến những “báu vật” vô giá mang tầm vóc lịch sử.
Ví dụ như chiếc “quan tài” hình mèo làm bằng gỗ của người Ai Cập, nhờ có X-quang chúng ta có thể biết được bên trong là xác ướp của một chú mèo con mà không phải can thiệp mạnh tay.
Bức hình trên được chụp bởi tàu thăm dò Einstein của NASA vào năm 1978 và là một trong những bức hình đầu tiên chụp ảnh vũ trụ có sử dụng X-quang.
Tàu thăm dò Einstein khi ấy là một chiếc kính viễn vọng X-quang lớn nhất. Ngày nay, đã có hơn một tá kính viễn vọng X-quang được phóng vào vũ trụ. Nhờ đó, các nhà thiên văn học có thể tìm kiếm được nhiều thứ ở xa hơn, ví dụ các thiên hà khác hoặc các lỗ đen.
Một điều kỳ diệu nữa của X-quang là được biểu diễn trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Qua X-quang, những con vật rất quen thuộc (như chú cua trong ảnh) đều trở nên lạ lẫm, như quái vật ngoài hành tinh vậy.