Điều gì khiến "Quái vật hồ Loch Ness" chết? |
Cái chết của một sinh vật cổ đại to lớn được cho là Quái vật hồ Loch Ness dường như có liên quan tới căn bệnh đau khớp hàm. Phát hiện này đồng thời tiết lộ rằng ngay cả những kẻ săn mồi nguy hiểm nhất cuối cùng rồi cũng sẽ không thể chống đỡ nổi với bệnh tật của tuổi già. Các nhà khoa học rút ra kết luận này sau khi tiến hành phân tích hóa thạch phần cổ của một loài giống bò sát biển khổng lồ đã tuyệt chủng có tên Pliosaur, được khai quật vào năm 1994. Họ đã xác định được đây là hóa thạch của 1 con cá dài khoảng 8m. Phần đầu giống cá sấu dài 3m, cổ ngắn, cơ thể như cá voi và 4 chân chèo khỏe mạnh.
Judyth Sassoon bên hóa thạch phần hàm của một sinh vật cổ đại.
Thông thường, với bộ hàm lớn cùng những chiếc răng dài tới 20cm, nó có thể xé nhỏ bất kỳ con mồi nào. Tuy nhiên, các nhà cổ sinh vật học nhận thấy dấu hiệu của một tình trạng thoái hóa tương tự như viêm khớp trên người trong mẫu vật 150 triệu năm tuổi này. Quá trình lão hóa bắt đầu xuất hiện ở khớp xương hàm bên trái của Pliosaur khiến hàm dưới bị lệch. Nó đã phải chịu đựng nỗi đau đớn trong 1 thời gian dài. Nhà nghiên cứu Judyth Sassoon đến từ Đại học Bristol cho biết: “Trước đây, hiện tượng này chưa từng thấy ở lớp bò sát thuộc thời đại trung sinh”.
Con thú có thể đã sống ở miền Nam nước Anh và rời đi khi nước ở đây ấm lên còn biển thì nông hơn. Pliosaur giống quái vật Loch Ness không chỉ ở hình dáng mà còn bởi nguồn thức ăn như cá, tôm, cua, sò, hến. Sassoon hiện đang nghiên cứu loài Pliosaur và hy vọng sẽ hiểu rõ hơn về sự đa dạng và thói quen cũng như việc làm thế nào chúng có thể thích nghi môi trường với kích thước khổng lồ như vậy.
(Nguồn tham khảo: Livescience)
Ngáp khiến con người thông thái hơn? |
Ngáp là hoạt động giúp kích hoạt quá trình thông xoang, khiến bộ não của con người trở nên thông thái hơn. Trước đây, nhiều người cho rằng ngáp là biểu hiện của sự mệt mỏi, thiếu oxy. Nhưng Giáo sư Gary Hack tại Đại học Maryland (Mỹ) đã chứng minh rằng, ngáp giúp con người luôn giữ được “cái đầu lạnh”. Phát hiện trên đang mở ra hy vọng trong việc điều trị cho những bệnh nhân mắc phải chứng mất ngủ, đau nửa đầu và động kinh.
Theo Giáo sư Hack và nhà nghiên cứu Andrew Gallup tại Đại học Princeton (Mỹ), hành động ngáp khiến những vách ngăn xoang hàm trên mở rộng và co lại như chiếc ống thổi, đưa không khí vào trong não bộ, giúp hạ nhiệt bộ não của con người. Do cấu tạo nằm trên xương gò má nên xoang hàm trên là xoang lớn nhất trong 4 cặp hốc xoang trên đầu người. Giáo sư Hack chia sẻ, “Giống như một chiếc máy tính, bộ não của con người “cực kỳ” nhạy cảm với nhiệt độ và cần phải được giữ ở trạng thái mát mẻ thì mới có thể hoạt động hiệu quả”.
Trong nghiên cứu năm 2002, Giáo sư Hack và nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích tỉ mỉ một tử thi và phát hiện ra rằng, vách ngăn phía sau của xoang hàm trên mỏng hơn và mềm hơn rất nhiều so với những kiến thức được ghi lại trong các cuốn sách y khoa. Từ đó, họ cho rằng khi quai hàm di chuyển, các vách ngăn xoang uốn cong lên, đưa không khí vào trong các hốc xoang. Kết hợp với nghiên cứu của nhà khoa học Gallup vào năm 2007 khi đưa ra lý thuyết cho rằng, ngáp làm mát bộ não. Cũng kể từ năm 2007, ông Gallup đã thử nghiệm giả thuyết của mình trên cả con người và các loài động vật.
Nhóm nghiên cứu đã cấy các ống dò vào trong não bộ của loài chuột và ghi lại những thay đổi nhiệt độ não bộ trước, trong và sau khi chuột ngáp. Kết quả là nhiệt độ não bộ chuột tăng đột ngột trong khoảng thời gian trước khi ngáp, sau đó giảm dần và nhanh chóng về tới nhiệt độ trước khi ngáp. Điều đó có nghĩa là hành động ngáp được khởi động bằng việc tăng nhiệt độ não bộ mà thực tế là thúc đẩy quá trình làm mát não bộ. Ông Gallup cũng tiến hành nghiên cứu thử nghiệm trên 2 phụ nữ mắc chứng ngáp thường xuyên mãn tính. Kết quả là nhiệt độ cơ thể của một trong hai bệnh nhân đã tăng lên trước khi ngáp và giảm mạnh sau khi ngáp. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu nhiệt độ não bộ chuột thay đổi nhờ việc ngáp.
Theo các nhà khoa học, hiểu rõ chức năng của hoạt động ngáp là một biện pháp hữu hiệu trong việc chẩn đoán các loại bệnh như chứng đau nửa đầu và bệnh động kinh - 2 chứng bệnh hình thành do ngáp quá nhiều. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tại Đại học Pittsburgh (Mỹ) cho rằng phát hiện của ông Hack sẽ là tiền đề trong việc điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng mất ngủ - căn bệnh rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất tại Mỹ. Trong đó, những người bị mất ngủ thường không có khả năng điều hòa thân nhiệt nên không thể làm hạ nhiệt độ cơ thể trong lúc ngủ.
(Nguồn tham khảo: Khoahoc)
Bằng cách mổ xẻ xác cá voi, người ta đã thấy được cấu trúc phức tạp của chiếc hàm khổng lồ mà lâu nay các nhà nghiên cứu chưa từng biết tới. Được mệnh danh là loài động vật lớn nhất tồn tại, mỗi miếng mồi của cá voi có thể lên tới 100 tấn và nhai nhuyễn chỉ trong thời gian rất ngắn . Điều này có thể cho ta thấy rằng, cá voi đã phối hợp nhuần nhuyễn cơ hàm và xương của nó để có thể bắt được con mồi khổng lồ ấy một cách dễ dàng.
Các nhà khoa học đã tìm thấy được một cơ quan cảm giác trong hàm cá voi có liên kết xương và cơ bắp đến bộ não, giúp cá voi điều khiển mở rộng hàm to nhất có thể. Đồng thời họ còn tìm thấy ở cấu trúc phía mũi trước là dãy các dây thần kinh. Nghiên cứu cho rằng, mớ hỗn độn này là những cảm biến nhận tín hiệu từ hàm. Tiến sĩ Pyenson - trưởng nhóm nghiên cứu Nicholas Pyenson từ Viện Smithsonian ở Washington DC cho biết, kể từ lúc cá voi bắt đầu mở miệng, các dây thần kinh này dẫn tới não và điều khiển cá voi có những cách tấn công con mồi một cách ngoạn mục, chuẩn xác và đầy kịch tính. Các nghiên cứu này được mổ xẻ trên một xác cá voi đã bị chết trước đó. Điều này là cơ hội tốt để không làm hại đến loài cá voi quý hiếm này. Các phân tích khá chi tiết và chính xác bằng cách sử dụng các hình ảnh có độ phân giải cao của y tế để có kết quả trên.
Kết quả nghiên cứu trên đã lý giải được làm thế nào để các loài cá voi khổng lồ này có thể phối hợp ăn ý giữa túi cổ họng và sự đóng mở của hàm một cách nhanh chóng để ngăn chặn con mồi thoát ra chỉ trong 10 giây. Có thể nói thêm rằng, khám phá này cho thấy một sự thích nghi của loài động vật có vú với lối sống ở dưới nước. Đây là một khám phá lý thú mà cả hàng trăm năm nay, người làm khoa học nghiên cứu về cá voi vẫn chưa từng biết tới.
(Nguồn tham khảo: Dailymail)
Sinh vật sống 86 triệu năm không cần ăn uống |
Mới
đây, các nhà khoa học Đan Mạch phát hiện một loài vi khuẩn sống dưới
đáy sâu của Thái Bình Dương không cần ăn uống mà vẫn tồn tại suốt 86
triệu năm. Sau khi tiến hành phân tích mẫu đất sét mềm màu đỏ dưới đáy
hải lưu Pacific Gyre (khu vực biển hầu như không có sinh vật nào tiếp
cận được đáy), các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vi khuẩn cực hiếm này.
Theo
Hans Roy - trưởng nhóm nghiên cứu, kiêm thành viên đội thám hiểm biển
khảo sát lớp trầm tích cổ được thành lập từ năm 2009 cho biết, loài sinh
vật biển này sống vùi trong lớp đất sét dưới đáy hải lưu. Nơi đây không
có bất kỳ loại chất dinh dưỡng nào có thể tiếp cận để nuôi loài vi
khuẩn này.
Roy cho biết, “Cứ
1.000 năm, loài vi khuẩn trên mới phát triển được khoảng 1mm. Chúng đã
xuất hiện dưới mặt đáy cách đây khoảng 86 triệu năm về trước chỉ với một chút thức ăn. Điều đó chứng tỏ, chúng phải mất hàng nghìn năm để ăn và
tiêu hóa hết lượng thức ăn tương đương với cơ thể mình”.
Theo
Roy và các đồng nghiệp, vi khuẩn này có quá trình trao đổi chất chậm
nhất thế giới với điều kiện sống thiếu oxy và chất dinh dưỡng để giúp
chúng tồn tại. Hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa thể xác định chính xác
tuổi đời của loài sinh vật này. Chúng có thể được tái tạo nhưng rất chậm
với vạch xuất phát kể từ thời khủng long. Nếu tái tạo thành công loài
sinh vật này, các nhà khoa học có thể mở ra cơ hội phát triển sản phẩm
chống lão hóa hiệu quả, giúp nâng cao tuổi thọ con người.
(Nguồn tham khảo: Dailymail)
Hình ảnh tuyệt đẹp từ nham thạch nóng bỏng |
Nhiếp ảnh gia Miles Morgan đã bất chấp nguy hiểm để ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp từ những dòng nham thạch của núi lửa Kilauea, tại Hawaii (Mỹ) - một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới.
Dòng nham thạch đầy nguy hiểm lại trở nên lãng mạn và tuyệt đẹp trong hình ảnh này.
Bằng cách cài chế độ chụp tự động, nhiếp ảnh gia Miles Morgan đã ghi lại khoảnh khắc có một không hai khi anh đứng ngắm miệng núi lửa.
Sau 4 giờ đồng hồ, những dòng nham thạch có thể chảy dài đến 6 dặm (khoảng 9,6km).
Miệng núi lửa Kilauea đã phun dung nham liên tục kể từ năm 1983.
(Nguồn tham khảo: National Geographic)