Tìm hiểu cách giao phối của khủng long

Lê Giang, Theo Mask Online 10:29 13/07/2012

Cùng các cập nhật: Hiện tượng hoàng hôn kì diệu "lọt thỏm" ở New York, máy lát gạch đường thú vị...


Tìm hiểu tư thế "yêu" của khủng long


Nhiều nhà khoa học luôn quan tâm đến cách giao phối của những con khủng long và kết luận rằng, phần lớn, tư thế giao phối của chúng giống như loài chó.

Khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex có tư thế giao phối giống loài chó.



Với trọng lượng cơ thể nhẹ hơn, loài Pelecanimimus có thể giao phối giống loài chim.

Tiến sĩ Kristi Curry Rogers thuộc khoa Sinh vật học và Địa chất học, trường ĐH Macalester (Mỹ) cho rằng, “Phần lớn tư thế giao phối của khủng long là con đực đứng ở phía sau và trèo lên lưng con cái, những tư thế khác rất khó thực hiện được.”

Tư thế giao phối của loài khủng long Pentaceratops.


Với thân hình đồ sộ, loài khủng long Sauroposeidon có thể phải giao phối dưới nước.

Tuy nhiên, một số chuyên gia phỏng đoán rằng, khủng long có thể giao phối dưới nước bởi vì những con khủng long khổng lồ sẽ bị ngã và không thể giao phối trên cạn và chúng phải cần nước để trợ giúp.

(Nguồn tham khảo: Dailymail)

Phát minh thú vị: Máy lát gạch đường


Tiger Stone là tên gọi của chiếc máy lát gạch đường thú vị này. Đặc điểm tuyệt vời của chiếc máy là trực tiếp ép các viên gạch thành 1 khối theo hình dạng có sẵn để ép thẳng xuống đường - công việc rất mất thời gian nếu chỉ làm bằng sức người.

Chiếc máy lát đường này có thể lát gạch cho 300m đường mỗi ngày và chỉ lát được ở những con đường chưa có cây cối. 

Gạch được ép rất đẹp.


Người công nhân đang xếp gạch vào khe máy.

Những người công nhân đứng trên máy sẽ xếp những viên gạch vào khe của máy và chúng sẽ được đẩy xuống. Sau đó, trọng lực do máy gây ra sẽ ép chúng vào một mô hình đã định sẵn thành những miếng hoàn chỉnh và trải xuống mặt đường. Do được chế tạo với công nghệ hiện đại nên những tiếng ồn sẽ được giảm ở mức tối thiểu.


(Nguồn tham khảo: Twistedsifter/Youtube)

Hoàng hôn kì diệu Manhattanhenge ở New York


Người New York đã tụ tập nhau vào lúc hoàng hôn hôm qua để chứng kiến "Manhattanhenge" - một hiện tượng hiếm hoi trong đó Mặt trời trông như đang nằm lọt thỏm giữa các các tòa cao ốc ở khu Mahattan.


Hiện tượng Manhattanhenge toàn phần xảy ra 2 lần trong mùa hè ở cực Bắc bán cầu, diễn ra vào tháng Năm và tháng Bảy. Hiện tượng này cũng diễn ra trong mùa đông, nhưng thường cảnh Mặt trời lặn sẽ bị thời tiết xấu che khuất.

Tên “Manhattanhenge” có nguồn gốc từ "Stonehenge" - những tảng đá cổ đại ở nước Anh mà Mặt trời cũng nằm thẳng hàng với các tảng đá trên các điểm chí (bao gồm đông chí và hạ chí) tương tự như vậy. Khi Mặt trời lên thẳng hàng với các phiến đá, người ta cho rằng đó là dấu hiệu báo sự chuyển mùa.

(Nguồn tham khảo: Vietnam+)

Tìm ra gene đột biến chống bệnh Alzheimer


Các nhà khoa học đã phát hiện một loại gene đột biến mà họ cho rằng nó có khả năng chống lại bệnh Alzheimer. Phát hiện này sẽ đem lại hi vọng cho các bác sĩ tìm ra phương pháp chữa trị khả thi. Theo thông tin của các nhà nghiên cứu Mỹ và châu Âu loại gene này là A673T.

Các nhà khoa học đã phát hiện một loại gene đột biến chống lại bệnh Alzheimer.

(Nguồn tham khảo: Bee)

Gió lốc bí hiểm càn quét Mặt trăng của Sao Thổ


Hình ảnh về cơn “gió lốc” bí hiểm này đã được tàu quan sát Cassini ghi lại tại cực Nam Mặt trăng (được đặt tên là Titan) của Sao Thổ. NASA hi vọng, phát hiện này có thể giúp giới khoa học nhìn xuyên qua bầu khí quyển bí hiểm của Mặt trăng này và tìm hiểm xem bề mặt Titan thực sự có gì.

Hình ảnh cột mây và bụi do tàu Cassini chụp được tại cực Nam Mặt trăng Sao Thổ.

Nasa phỏng đoán, “Hình ảnh do Cassini chụp được cho thấy một cột mây và sương dày đang thành hình ở độ cao rất cao. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy, Titan đang chuyển sang một mùa mới”. 

Mỗi mùa ở Titan kéo dài tới 7 năm nên cơ hội xua mây và có tầm nhìn quang đãng thế này là cực hiếm. Cột mây này được hình thành rất giống với các cơn gió xoáy thường xuất hiện trên biển ở Trái đất, tuy nhiên nguyên nhân nào hình thành nên cột mây thì vẫn còn là một ẩn số.

 (Nguồn tham khảo: Space)
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày