Thiết bị chống "viêm cánh", sự thật về ánh sáng cuối đường hầm

A, Theo Mask Online 10:28 25/03/2012
Chia sẻ

Cùng các cập nhật: Vùng biển sâu nhất thế giới biến mất bí ẩn, đưa robot tàu ngầm lặn xuống đại dương Sao Mộc.

Hô biến nỗi ám ảnh "vùng nách" bằng vi sóng


Các nhà phát minh đang thử nghiệm về một thiết bị mang tên MiraDry - sử dụng vi sóng, khi áp vào vùng nách trong 30 phút có thể hô biến nỗi ngại ngùng của việc đổ mồ hôi quá mức ở nhiều người.



Nguyên lý của nó là sử dụng năng lượng vi sóng để phá hủy các tuyến tiết mồ hôi tại đây. Một khi đã bị xóa sổ, những tuyến mồ hôi này sẽ không phát triển trở lại và phương pháp điều trị có thể coi là có tác dụng “vĩnh viễn”. Các tác giả phát minh ra thiết bị này khẳng định, chỉ cần hai lần điều trị - mỗi lần cách nhau ba tháng- là đủ để chấm dứt tình trạng đổ mồ hôi vùng nách.

Khi sử dụng MiraDry, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ, sau đó kẹp MiraDry vào vùng dưới cánh tay. Năng lượng vi sóng tạo ra sẽ đủ mạnh để phá hủy các tuyến mồ hôi nằm sâu dưới da tới 5mm. Cùng lúc đó, một hệ thống làm mát tích hợp sẽ làm mềm, dịu da, chống bỏng rát. Mỗi bên nách sẽ mất khoảng nửa tiếng điều trị, sau đó bệnh nhân được uống thuốc giảm đau và chườm đá lạnh thêm một vài ngày.

Hôi nách (tên khoa học: hyperdrosis) là hiện tượng phổ biến, được sinh ra do sự rối loạn trong hệ thần kinh giao cảm, vốn gây tăng huyết áp và tim đập nhanh trong lúc con người bị stress hay sợ hãi. Do hệ này cũng điều khiển cả việc toát mồ hôi nên nó sẽ “ra lệnh” cho mồ hôi tiết ra nhiều để làm mát da khi cảm thấy nhiệt độ cơ thể tăng lên.

Ở những người bị hyperdrosis, có vẻ như hệ thần kinh bị một trục trặc nào đó khiến cho các tín hiệu được gửi đi liên tục tới cho tuyến mồ hôi ở nách, lòng bàn tay và chân, kể cả khi cơ thể không có nhu cầu hạ nhiệt. Đôi khi bệnh có thể nặng tới mức người bị phải thay áo hai đến ba lần mỗi ngày, dần dà họ trở nên ngại giao thiệp xã hội và tự ti về bản thân.

Hiện MiraDry đã được Cơ quan kiểm định Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê chuẩn để bán ra thị trường.

(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)

Đưa robot tàu ngầm lặn xuống đại dương Sao Mộc


Nhà nghiên cứu Stve Squyres, thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA vừa đề xuất ý tưởng đưa một chiếc robot tàu ngầm thám hiểm đáy đại đương băng giá trên vệ tinh nguyệt cầu Europa của Sao Mộc để tìm sự sống.

Ý tưởng này được Squyres trình bày tại một cuộc họp về công nghệ hạt nhân không gian ở Texas. Theo Squyres, đưa tàu ngầm thám hiểm đại dương trên Sao Mộc là một cơ hội tốt nhất để thăm dò sự sống tại đó.

Đến nay, nhiều nhà khoa học tin rằng vệ tinh Europa thuộc Sao Mộc là một trong những hành tinh tốt nhất trong hệ mặt trời có thể nuôi dưỡng sự sống ngoài Trái Đất. Vì Europa có một đại dương khổng lồ bên dưới lớp băng. Hơn nữa dưới đáy đại dương này có các lỗ thủy nhiệt có thể tạo ra một sự đa dạng sinh thái.



Tuy nhiên, Squyres cũng lưu ý việc đưa robot tàu ngầm lên thám hiểm đáy đại dương Sao Mộc là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Vì đòi hỏi kỹ thuật rất cao, robot không những phải xuyên qua lớp băng dày 10km mà còn phải lặn xuống sâu dưới đáy đồng thời phải đủ năng lượng để đi lên khỏi mặt nước.

Hơn nữa, thực hiện nhiệm vụ này sẽ rất tốn kém, khoảng 4,7 tỷ USD. Trong khi đó ngân sách chính phủ Mỹ cấp cho NASA trong năm 2013 chỉ có 1,2 tỷ USD. Vì thế NASA đang tìm những hướng nghiên cứu ít chi phí hơn. Nhưng NASA cũng sẽ sẵn sàng triển khai các kế hoạch khác khi có điều kiện về kinh phí.

(Nguồn tham khảo: Space)

Sự thật về “ánh sáng nơi phía cuối đường hầm”


Các nhà khoa học khẳng định “ánh sáng phía cuối đường hầm” (thường được mô tả bởi những người từ cõi chết trở về) thực chất chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng chứ không phải là một hiện tượng siêu nhiên.

Trong thí nghiệm liên quan đến giấc ngủ tại Trung tâm Nghiên cứu Trải nghiệm Thoát xác Los Angeles, bốn nhóm từ 10 đến 20 tình nguyện viên được hướng dẫn thực hiện một loạt bài tập tinh thần giúp họ có những trải nghiệm thoát xác, tạo điều kiện cho một giấc mơ xuất hiện ánh sáng cuối đường hầm.

18 người trong số các tình nguyện viên cho biết, họ có thể mơ thấy nó như thể đã trải qua. Họ ngỡ rằng đã nhìn thấy thứ ánh sáng đó mà không biết thực ra mình vẫn đang ngủ một giấc ngủ “thoát xác”, Michael Raduga giải thích. Hơn 8 triệu người Mỹ khẳng định từng trải qua kinh nghiệm cận tử (NDE), nó thường xảy ra trong một giấc ngủ do gây mê.


“Ánh sáng phía cuối đường hầm” thực chất chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Trước đó, công trình nghiên cứu của các nhà thần kinh học dẫn đầu bởi Kevin Nelson đến từ Đại học Kentucky, cho thấy NDE xuất hiện do các cơ chế của não hoạt động giống như khi gây ra những giấc mơ sáng suốt (người nằm mơ nhận ra rằng họ đang mơ).

Cả hai loại kinh nghiệm phát sinh khi phần não được gọi là “vỏ não trước trán vùng lưng bên” hoạt động trong suốt giai đoạn REM (giai đoạn của những giấc mơ), cho phép những giấc mơ trở nên cực kỳ sống động, như thể đang xảy ra trong cuộc sống thực.

Thí nghiệm của Raduga chứng minh rằng NDE, vốn vẫn được coi như một hiện tượng siêu nhiên, thực chất chỉ là những giấc mơ sáng suốt . 

Một trong số các tình nguyện viên thành công trong việc tạo ra NDE đã mô tả trải nghiệm của mình cho nhóm chuyên gia như sau: “Tôi có thể thoát khỏi cơ thể mình sau một chút cố gắng. Tiếp theo, tôi tìm kiếm đường hầm và nó ngay lập tức xuất hiện trước mặt tôi ... Rồi tôi bay tới cuối đường hầm đó ... Tôi bỗng nhìn thấy linh hồn người chồng quá cố của tôi. Chúng tôi đã nói chuyện trong vài phút. Sau đó, khi cảm thấy thời gian sắp hết, tôi trở lại đường hầm, nhảy lên và nhẹ nhàng hạ cánh xuống cơ thể mình”. 

(Nguồn tham khảo: Đất Việt)

Vùng nước sâu nhất thế giới biến mất 
bí ẩn


Theo báo cáo của Cơ quan Quản lí Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ NOAA, nước dưới đáy Nam Cực (AABW) đang biến mất với tỉ lệ trung bình khoảng 8 triệu tấn/giây. Đây là kết quả thu được từ các dữ liệu nghiên cứu trong khoảng năm 1980 – 2011 của các nhà hải dương học. 

AABW là vùng nước sâu nhất và lạnh nhất thế giới, được hình thành ở một số nơi nhất định quanh Nam Cực. Nước ở đây mặn, đặc hơn so với nước ở các vùng xung quanh nên đã chìm xuống đáy biển, chảy về hướng Bắc, lan ra hầu khắp các đại dương trên thế giới.  Nguyên nhân khiến cho vùng nước này dần biến mất vẫn là bí ẩn đối với các nhà khoa học.


Vùng nước sâu nhất và lạnh nhất thế giới được hình thành ở một số vùng nhất định quanh Nam Cực.

Nhà hải dương học Gregory C. Johnson tại Phòng thí nghiệm Môi trường biển Thái Bình Dương, thuộc NOAA cho biết: “Chúng tôi không chắc liệu tỉ lệ giảm dần này là một phần của chiều hướng thay đổi lâu dài hay của một chu kì”.  Những nghiên cứu trước đây đã từng chỉ ra rằng các dòng hải lưu từ vùng nước này đang trở nên ấm hơn và nhạt đi. Các dòng hải lưu này đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển nhiệt và carbon quanh hành tinh, điều hòa khí hậu Trái Đất. 

Những thay đổi về nhiệt độ, lượng muối, oxy hòa tan và carbon hòa tan trong vùng nước này tác động tới khí hậu Trái Đất, bao gồm cả vấn đề nước biển dâng và khí hậu nóng lên. 

(Nguồn tham khảo: Bee)
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày