Theo nghiên cứu mới đây tại Đan Mạch, nếu không có sự xuất hiện của loài người,
Trái đất sẽ giống như phiên bản mở rộng của châu Phi.
Theo đó, nếu hệ sinh thái trên Trái đất không bị tàn phá, phần lớn lãnh thổ châu Âu sẽ là mái nhà của chó sói, gấu xám, nai sừng tấm và voi.
Nai sừng tấm, một trong những loài động vật bị đe dọa hiện nay
Trái đất sẽ ngập tràn hệ sinh thái Serengeti - hệ sinh thái đồng cỏ trên lãnh thổ châu Phi - bao gồm rất nhiều loài
động vật có vú và sẽ lan rộng ra toàn thế giới nếu không có sự thống trị của loài người.
Giáo sư Jens-Christian tại ĐH Aarhus cho biết:
“Bắc Âu là một trong những vùng bị loài người phá hủy sự đa dạng sinh thái. Hầu như mọi địa điểm trên thế giới đều có sự thâm hụt rất lớn về số lượng các loài động vật so với những gì có được nếu chúng phát triển tự nhiên”.
Bản đồ cho thấy Châu Phi hiện nay là nơi duy nhất có được sự đa dạng động vật tự nhiên. Và đây là những gì có thể sẽ xảy đến nếu loài người không xuất hiện
Theo tiến sĩ Soren Faurby, phần lớn các cuộc đi săn ngày nay đều diễn ra tại châu Phi. Tuy nhiên thực tế chỉ ra, bang Texas (Mỹ) hoặc vùng Bắc Argentina, Nam Brazil - lại sở hữu số lượng lớn các loài động vật sống trong tự nhiên hơn.
Tuy nhiên, ông cho biết:“Việc hầu hết các chuyến săn nhằm vào châu Phi không phải vì sự đa dạng động vật có vú tại đây mà bởi đây là nơi cư trú của nhiều loài động vật lớn - mục tiêu săn bắn của loài người".
Châu Phi gần như là nơi duy nhất các loài động vật lớn còn sinh sống
Theo đánh giá của các nhà khoa học Canada, mức tiêu thụ cá của loài người nhiều hơn đến 14 lần so với các loài săn mồi trong tự nhiên.
Ở trên cạn, loài người săn những loài động vật lớn như gấu, sói, sư tử, ở tốc độ cao hơn gấp 9 lần so với việc chúng tự diệt lẫn nhau trong tự nhiên.
Theo giáo sư Chris Darimont thuộc ĐH Victoria (Canada), loài người đã “đi săn” theo cách tàn phá. Chúng ta không những bắt cá thể trưởng thành, mà còn khiến nhiều con non bị tiêu diệt. Hậu quả là vô số loài động, thực vật đã bị tuyệt chủng.
Ngoài ra, tiến sĩ Faurby cho biết:
“Các vùng núi cao có sự đa dạng sinh học lớn hơn bởi đây có môi trường sống phong phú, trở thành nơi trú ẩn cho nhiều loài động vật trước nạn săn bắn bừa bãi của con người. Ví dụ như gấu xám tại châu Âu ngày nay chỉ còn xuất hiện tại các vùng núi do các vùng thấp hơn quá nguy hiểm”.
Nguồn: Daily Mail