9 loài vật khiến bạn cam đoan là sản phẩm của... Photoshop

Giang Phương, Theo Trí Thức Trẻ 14:22 15/11/2015

Chùm ảnh dưới đây sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên về trình độ... Photoshop của tự nhiên.

Thế giới tự nhiên của chúng ta vốn ẩn chứa nhiều điều kỳ bí. Trong đó, có những loài động vật có bề ngoài kỳ dị đến mức người xem có thể khẳng định luôn là... Photoshop.

151115photoshop17-6bdf8

Các fan của bộ anime Pokémon chắc không khỏi... giật mình khi trông thấy bức ảnh này. Tuy nhiên đây là sinh vật có thật với cái tên "rồng gai" (thorn dragon) - một loài thằn lằn sống tại các sa mạc châu Úc.

Do thời tiết khô cằn và khắc nghiệt quanh năm nên bộ da của chúng đã tiến hóa thành lớp vảy cứng để hạn chế mất nước cho cơ thể, đồng thời để bảo vệ chúng khỏi kẻ thù.

Thằn lằn rồng thích ăn kiến. Khi bị tấn công, chúng tìm cách tự vệ bằng cách cuộn thân mình lại như một quả bóng gai và lăn xả vào kẻ thù.


 
151115photoshop19-0ba99
Con này là bướm hay chim vậy? Photoshop chắc rồi...

Câu trả lời là bướm - loài bướm chim ruồi đuôi xù (Hummingbird Hawk Moth). Loài bướm này thuộc họ bướm đêm "sphingidae”, phân bố chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới.

Thoạt tiên người nhìn sẽ tưởng chúng chỉ là con bướm bình thường, cho đến khi thấy cách chúng đập cánh khi hút mật hoa. Lúc này, chúng trông không khác gì loài chim ruồi. Ngay cả vòi của chúng cũng tiến hóa gần giống như mỏ chim, cứng và dài hơn vòi bướm bình thường.


151115photoshop03-6bdf8

Kiến gì mà trông... quái vật thế này? Đó là Panda Ant - kiến gấu trúc. Chúng có cái tên này là nhờ vẻ ngoài giống kiến, nhưng có 2 màu giống như gấu trúc vậy.

Tuy nhiên, loài vật này thực chất chẳng liên quan gì đến cái tên, vì chúng là loài ong bắp cày không cánh thuộc họ “Multillidae”, sinh sống chủ yếu ở miền Trung Chile. Và đừng để bề ngoài dễ thương đánh lừa, vì nọc độc của “kiến gấu trúc” có thể gây sưng tấy mất vài ngày.


151115photoshop08-6bdf8

Màu môi đỏ như son của sinh vật này cũng không phải là sản phẩm chỉnh sửa đâu. Loài vật trong ảnh là loài "cá dơi môi đỏ" (red-lipped batfish), sống tại quần đảo Galapagos (Indonesia) ở các vùng nước sâu từ 30m trở lên.

Loài cá dơi khi trưởng thành sẽ tiết ra chất illicium, tạo nên màu đỏ cho làn môi của chúng. Sở dĩ chúng phải làm vậy là vì loài cá này bơi rất kém, nên cần "mồi nhử" để hấp dẫn con mồi.


151115photoshop09-6bdf8
Chắc biết là con gì nữa

Sinh vật trong hình trông vừa giống lợn, vừa giống... bóng bay, nên có thể gọi là... lợn biển bóng bay. Nhưng kỳ thực, đây là loài sên lợn biển (sea pig), với hình dạng không khác gì một chú lợn béo ục ịch.

Loài vật này sống ở độ sâu 1000m dưới đại dương.

 
151115photoshop11-6bdf8
Con này mà có thật á...

Loài cá với màu sắc hết sức "ảo" này có tên là cá vẹt xanh (blue parrotfish), sống ở Đại Tây Dương. Giống như mọi loài cá vẹt khác, loài cá này có miệng hơi nhọn, khoằm xuống như mỏ vẹt, duy có điểm khác biệt là màu sắc thôi.

Có một sự thật thú vị về loài cá này, đó là khi phân tích thành phần cấu tạo của cát trên nhiều hòn đảo ven Đại Tây Dương, các khoa học gia nhận thấy phần lớn trong số đó là… phân của cá vẹt.


151115photoshop12-6bdf8
Quái vật phương nào đây?

Dù có hình dáng như... quỷ Satan, nhưng quái vật này là một loài côn trùng thuộc họ ngài, có tên tiếng Anh là poodle moth. Chúng được phát hiện vào năm 2009 tại Venezuela.

Loài vật này một bộ lông dài và khá mượt - điều gây ngạc nhiên cho giới khoa học. Những loài côn trùng có cánh như bướm, bộ lông có chức cảm biến, do vậy thông thường chỉ là lớp lông tơ rất mỏng.

Tuy vậy, có một điều chắc chắn là bạn không nên vuốt ve chúng rồi, vì đôi khi lông của các loài côn trùng có chất độc gây kích ứng da, bảo vệ chúng khỏi kẻ thù.


151115photoshop15-6bdf8
Cá gì mà răng như người...

Có thật đấy các bạn ạ. Đây là cá Pacu - một loài cá Nam Mỹ cùng họ với cá Piranha “khét tiếng”. Điểm làm nên sự khác biệt giữa chúng và Piranha, đó là hàm răng rất giống răng người.

Ngoài ra, chế độ ăn của cá Pacu cũng "hiền lành" hơn người họ hàng của nó. Chúng chỉ ăn các loại hạt, quả trôi nổi trên sông

Tuy nhiên, đã có trường hợp các nam ngư dân "tắm tiên" trên sông đã bị chúng tấn công, do nhầm tưởng "một số thứ" thành... hạt và quả cây.


151115photoshop20-47468

Linh dương Saiga có lẽ cũng không còn xa lạ với chúng ta, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng gương mặt của chúng như một sản phẩm... Photoshop bị lỗi.

Loài linh dương này từng phân bố trên khắp các đồng cỏ và thảo nguyên rộng lớn ở lục địa Á - Âu. Nhưng hiện nay số lượng Saiga đang giảm nhanh và mạnh do nạn săn bắn trái phép.

Ngoài ra, một dịch bệnh bí ẩn gần đây đang tiêu diệt phần lớn linh dương Saiga, gây lo ngại về nguy cơ tuyệt chủng của loài vật này.

Chiếc vòi của chúng có cấu tạo độc đáo, rất nhiều lông, với tuyến nhầy và hệ thống xương phức tạp. Mũi của chúng có chức năng lọc bụi trong không khí trong quá trình di chuyển, làm ấm không khí trước khi vào phổi trong mùa đông. Linh dương Saiga rất nhút nhát và dễ giật mình, ngay cả khi chúng sống theo bầy.
Nguồn: Science Dumb