Thánh địa Mecca – Biểu tượng của khu vực Trung Đông

Vens, Theo 12:02 16/08/2010

Thánh địa linh thiêng của thế giới Hồi Giáo là đây <img src='/Images/EmoticonOng/19.png'>

Cùng khám phá thánh địa linh thiêng của thế giới Hồi giáo này nhé!

Mecca, tên đầy đủ là Makkah al-Mukarramah, thuộc Ả Rập Saudi, nằm bên dãy núi Shadad, cách cảng Jeddah bên bờ Hồng Hải khoảng 70km, thành phố cổ Mecca là thủ đô tinh thần của thế giới Hồi giáo.
 
Thành phố này là địa điểm đầu tiên trên Trái đất được tôn thờ, bởi nơi đây Ibrahim và con trai ngài là Ismail xây nên Tòa thánh Kaba, một trung tâm của giáo hội Hồi giáo, một địa điểm thu hút khách hàng hương mỗi năm.
 
 
 
 
Theo truyền thuyết kể lại thì đây chính là quê hương của Giáo chủ Mohammad (570-632) thuộc gia tộc Casimu. Tục truyền rằng thánh Allah đã cử thiên sứ Gabriel đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên "khải thị" cho Mohammad chân lý của kinh Koran. Điều này khiến ông trở thành "Thánh thụ mệnh" tiếp thu sứ mệnh chân chủ trao cho để bắt đầu công cuộc truyền bá đạo Hồi. Ông là người sáng lập ra đạo Hồi và Mecca trở thành nơi hành hương của các tín đồ Hồi giáo khắp nơi trên thế giới.
 
Ngay từ buổi bình minh ra đời cho đến khi đạo Hồi phát triển rộng khắp trên thế giới, Mecca vẫn đóng vai trò quan trọng bởi hai lý do: Mecca mãi mãi là trung tâm của các cuộc hành hương bắt buộc với các tín đồ Hồi giáo và Mecca là tâm điểm của giáo hội Hồi giáo.
 
Tuy nhiên, cũng có giai đoạn Mecca mất vị trí trung tâm, đó là khi Mohammad qua đời, trung tâm chính trị Hồi giáo chuyển về Damas (Syria), rồi lại về Baghdad (Iraq). Sự thống nhất trong thế giới Arập Hồi giáo tan vỡ, mở đầu cho cuộc chiến giữa các bộ lạc.
 
Sang đầu thế kỷ XVI, đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ đã thống trị phần lớn nơi đây. Năm 1744, nhà truyền giáo đạo Hồi Mohammad Ibe đã thành lập một liên minh chính trị-tôn giáo. Vào đầu thế kỷ XX, dưới thời vua Iben Saude (1862-1953), liên minh này đã chiếm phần lớn các lãnh thổ của Arập Xêút. Năm 1932, tất cả các khu vực, trong đó có Mecca, thuộc quyền kiểm soát của Vương quốc Arập Xêút và Mecca trở lại làm Thánh địa của đạo Hồi cho đến ngày nay.
 

Khoảng 2,5 triệu người Hồi giáo tập trung tại Mecca trong tháng hành hương.
 
Thành phố này được coi là trung tâm của hoạt động tinh thần người Hồi giáo. Nó cũng được cho là thành phố, nơi cầu nguyện của những người theo đạo Hồi. 
 
Nơi đây rất tấp nập.
 
Theo quy định của đạo Hồi, mỗi giáo dân ít nhất một lần trong cuộc đời phải hành hương về thánh địa Mecca bằng chính kinh phí của bản thân mình và trước khi đi phải chuẩn bị đồ ăn thức uống cho người thân (những người ở nhà, không đi hành hương) trong thời gian mà họ đi vắng. Vào tháng Ramadan (tháng thứ 9 theo âm lịch Ả Rập) người Hồi giáo hành hương về đây (và chỉ có người Hồi giáo mới được về đây). Sau khi hành hương đến Mecca, tín đồ đạo Hồi sẽ có được danh hiệu là "Haj" hoặc "Haji".
 

 
Các nghĩa vụ Hồi giáo mà các tín đồ phải tuân theo đó là Niệm, Lễ, Trai, Khóa, Triều:
 
Niệm: tín đồ phải thường xuyên tụng niệm thành tiếng các tín điều cơ bản.

Lễ: các tín đồ mỗi ngày hành lễ năm lần (sáng, trưa, chiều, tối, đêm).

Trai: tức là trai giới trong tháng Chín theo lịch đạo Hồi, bắt buộc mọi tín đồ không ăn uống, quan hệ tình dục từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn.

Khóa: các tín đồ có nghĩa vụ đóng góp cho các hoạt động từ thiện. Sự đóng góp đó có thể là tự nguyện, nhưng cũng có khi là bắt buộc, dựa vào tài sản của tín đồ.

Triều: các tín đồ có nghĩa vụ hành hương về Thánh địa Mecca ít nhất một lần trong cuộc đời, để triều bái tại điện thờ Kaba trong tháng 12 theo lịch đạo Hồi, hay còn gọi là hành hương Haji. Cuộc lễ triều bái kéo dài trong mười ngày. Ngày cuối cùng tín đồ sẽ hiến lễ là một con cừu hoặc lạc đà, hoặc một con vật có sừng. Triều bái Mecca trong dịp này là chính triều. Còn phó triều thì diễn ra trong thời gian bất kỳ của năm với các nghi lễ giản lược hơn.
 

 
Mỗi năm, hàng triệu người Hồi giáo thực hiện Hajj hành hương đến Meccađi bộ bảy lần quanh Kaba và hơn 13.000.000 người thăm Mecca hàng năm.
 

 
Ở trung tâm của thành phố linh thiêng này là nhà thờ Al-Masjid al-haram, nhà thờ Hồi giáo thiêng liêng nhất của thế giới, có thể chứa khoảng hơn 800.000 giáo dân. The Well of Zamzam, theo niềm tin Hồi giáo là một nguồn nước kỳ diệu được cung cấp bởi Thiên Chúa. Khách hành hương viếng thăm nơi đây cũng để uống thứ nước thiêng liêng này.
 
Khu phức hợp Abraj Al-Bait Towers đang được hoàn thành, được xây dựng để phát triển thành phố Mecca.
 
Việc mở rộng của thành phố thiêng liêng đang được triển khai, vì vậy, ngoài các nhà thờ Hồi giáo, du khách tới đây còn được chiêm ngưỡng Royal Clock, chiếc đồng hồ lớn nhất thế giới, lớn gấp 6 lần chiếc đồng hồ Big Ben ở London, Anh. Việc chạy thử chiếc đồng hồ này đã được bắt đầu từ  ngày 11/08 vừa qua.
 
Cảnh nhìn xuống Mecca.
 
Chiếc đồng hồ 4 mặt được đặt trên nóc tòa nhà Mecca Clock Royal Tower, khi hoàn thiện sẽ có độ cao 640m. Đây sẽ là công trình cao thứ nhì thế giới sau tòa tháp Burj Khalifa ở Dubai.
 
Chiếc đồng hồ lớn nhất thế giới.
 
Chiếc đồng hồ có đường kính 39 mét, được ghép từ 98 triệu tấm kính. 21.000 bóng đèn trắng và xanh đặt trên đỉnh Royal Clock có thể chiếu sáng một quãng đường xa đến 30 km. Khi hoàn thành, sẽ có một mặt trăng khuyết vàng có đường kính 23 mét nổi lên trên đồng hồ và chiếu khoảng 15 tia sáng lên bầu trời.
 
Mỗi mặt của đồng hồ được khắc tên của thánh Allah. Hiện tại, chỉ mới một mặt được chạy thử. Tất cả các mặt sẽ cùng hoạt động sau ba tháng thử nghiệm.
 

Không giống như các thành phố khác ở Saudi Arabia, Mecca vẫn còn ấm áp ngay cả trong mùa đông; vào ban đêm, nhiệt độ khoảng 17 ° C , và các buổi chiều, nhiệt độ khoảng 25 ° C.  Mùa hè ở đây, nhiệt độ thường lên tới 40°C.
 
Thánh địa Mecca là biểu tượng của khu vực Trung Đông với một hệ thống các nghĩa vụ Hồi giáo đã được xây dựng và đóng vai trò nền tảng cho mọi hành vi và lối sống của xã hội Arập. Hiện trên thế giới có nhiều trung tâm giáo dục giáo lý Hồi giáo, nhưng Mecca, Arập Xêút vẫn là trung tâm thu hút đông đảo khách hành hương hơn cả.
 

 
Và nhân tiện đang nói về đạo Hồi, xin gửi tới các bạn một số luật lệ mà người theo đạo phải tuân theo:
 

Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.

Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu.

Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.

Nghiêm cấm cờ bạc.

Nghiêm cấm "ăn cơm trước kẻng"  
 
Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.)
 
Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
 
Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.
 
Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác