"Hoa mắt, mê hồn" từ công trình khảm đá Iran

Bích Đào, Theo Mask Online 00:00 24/10/2012
Chia sẻ

Đây là một minh chứng rõ ràng cho sự kỳ diệu của đôi bàn tay con người.

Có thể nói, đến thăm Iran là đến với cái nôi văn hóa độc đáo. Tự hào với nền văn minh 3.000 năm, Iran được kế thừa một sự hoang tàn với các lối kiến trúc riêng biệt và sáng tạo. 

Những tòa thánh đường, nhà thờ, bảo tàng, quảng trường cộng với thiên nhiên tươi đẹp là điểm thu hút hàng triệu khách du lịch đến với Iran mỗi năm. Hãy cùng khám phá một góc kiến trúc Iran qua những công trình nghệ thuật khảm đá nổi tiếng.

"Hoa mắt, mê hồn" từ công trình khảm đá Iran 1

Iran là một quốc gia giàu có về truyền thống và văn hóa, minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó chính là sự phong phú, đa dạng của các công trình kiến trúc ở đây. 

Đặc điểm nổi bật khiến các công trình này trở thành một trong những niềm tự hào của quốc gia là các bức khảm cùng sự kết hợp đặc biệt giữa đá, vữa, gạch…


"Hoa mắt, mê hồn" từ công trình khảm đá Iran 2

Nghệ thuật khảm đá nơi đây được coi là tinh xảo nhất thế giới, với sự kết hợp giữa họa tiết hình học có màu đá quý đặc trưng, cách xây mái vòm và lưới mắt cáo cổ truyền.


"Hoa mắt, mê hồn" từ công trình khảm đá Iran 3

Bức ảnh này được chụp tại một ngôi mộ ở Shah Cheragh. Ngôi mộ có cái tên nghĩa là “Vị vua của ánh sáng”. Có lẽ cũng vì thế mà trần của ngôi mộ này được trang trí theo cách mà khiến người xem thực sự có cảm giác như nó đang tỏa ra ánh sáng vậy. 


"Hoa mắt, mê hồn" từ công trình khảm đá Iran 4

Mái vòm này thuộc về ngôi đền lộng lẫy Mo’aven ol Molk - nơi diễn ra các màn trình diễn nghệ thuật để tưởng nhớ sự tử vì đạo của Imam Hossein ở Karbala. 

Bức ảnh đã thâu tóm cả mái vòm khảm đá tuyệt đẹp cùng với khung cửa tò vò đầy màu sắc phía dưới càng tôn thêm vẻ đẹp của công trình thiêng liêng này.


"Hoa mắt, mê hồn" từ công trình khảm đá Iran 5

Không chỉ được trang trí bằng những họa tiết gạch khảm, những mái vòm của Molk ol Mo'aven còn được bao quanh bởi nhiều khung cửa sổ đủ màu cùng các bức tranh miêu tả lại cảnh trận chiến ở Karbala và từ Kinh Qur'an.


"Hoa mắt, mê hồn" từ công trình khảm đá Iran 6

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm có thể đại diện cho tính nghệ thuật và phong cách kiến trúc của Iran thì nhà thờ Hồi Giáo thuộc thế kỷ 17 này chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. 

Bức ảnh này được chụp tại nhà thờ Hồi Giáo Imam, được xây dựng bởi người cai trị Ba Tư - Shah Abbas. 400 năm sau, nhà thờ này vẫn xứng đáng với mục đích xây dựng của nó: trở thành một viên ngọc quý tột đỉnh của thủ đô mới ở Isfahan.


"Hoa mắt, mê hồn" từ công trình khảm đá Iran 7

Đây là hình ảnh của nhà thờ Iman từ bên ngoài. 450.000 viên gạch đã được sử dụng để lấp đầy hết các bức tường của nhà thờ này. 


"Hoa mắt, mê hồn" từ công trình khảm đá Iran 8

Nhìn gần hơn vào các họa tiết, ta có thể thấy các mẫu hình học đang lồng vào nhau, được sử dụng rất nhiều trong cách trang trí gạch của Iran. 

Với tài nghệ thủ công điêu luyện của mình, không bất ngờ khi những người trang trí gạch ở đây được săn đón khắp nơi.


"Hoa mắt, mê hồn" từ công trình khảm đá Iran 9

Bức ảnh này chụp lại một mái vòm ở Masdjed-e Nasr Al Molk dễ khiến chúng ta liên tưởng đến một chiếc giỏ dệt thủ công tuyệt đẹp. 


"Hoa mắt, mê hồn" từ công trình khảm đá Iran 10

Bức khảm biến ảo đầy màu sắc này thuộc về một nhà thờ Hồi giáo từ thế kỷ 19 - nhà thờ Nasir Ol. 

Biểu tượng hoa hồng nằm trong những vòng tròn đồng tâm thu hút và tạo thành kiểu họa tiết đặc biệt. Vòng tròn là một hình hình học có ý nghĩa quan trọng trong nghệ thuật Hồi giáo, nó tượng trưng cho thần Mecca, cũng như sự vĩnh cửu.


"Hoa mắt, mê hồn" từ công trình khảm đá Iran 11

Đây là trần của một trong những khu chợ lâu đời nhất khu vực Trung Đông - ở Tabriz. Nhờ vào lối kết cấu “giống mạng nhện” tuyệt đẹp, công trình đã trở thành một di sản văn hóa được UNESCO công nhận. 

Những tác phẩm đá khảm hết sức kỳ vĩ và công phu này khiến chúng ta càng thêm khâm phục sức sáng tạo cũng như sự khéo tay của những người thợ thủ công Iran. Đó cũng là minh chứng cho sự kỳ diệu của đôi bàn tay con người.


Bạn có thể xem thêm:

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày