Sự sống trong xác chết 17 ngày

A, Theo Mask Online 10:10 14/06/2012
Chia sẻ

Cùng các cập nhật: Tê giác bị giết ngày càng nhiều, nghiên cứu phương thức giao tiếp của cây cối...

Sự sống trong xác chết 17 ngày


Khi tiếp cận tử thi đã chết 17 ngày, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Pasteur phát hiện các tế bào gốc vẫn “sống”, và đây chưa phải giới hạn tồn tại cuối cùng của chúng.


Tế bào gốc vẫn tiếp tục sống trong cơ thể đã chết 17 ngày.

Tuy nhiên, những tế bào này thường rất hiếm, ít xuất hiện trong các mẫu mô của bệnh nhân và rất khó phân biệt với các loại tế bào khác. Vì vậy, các nhà khoa học đang nghiên cứu các phương pháp mới để tạo ra tế bào gốc và cải thiện khả năng tồn tại của nó.


Tế bào gốc là tế bào nền móng mà từ đó các loại tế bào của cơ thể người được tạo ra. Đây là một đặc tính vô cùng giá trị trong điều trị bệnh.

Những tế bào gốc ở xác người tìm thấy đều ở dạng “ngủ đông”, hoạt động trao đổi chất giảm mạnh. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện tế bào gốc có khả năng "ngủ đông" lâu như vậy.

Các nhà nghiên cứu phỏng đoán, hoặc hóa chất xuất hiện sau khi chết hoặc mức độ oxy và dưỡng chất thấp trong xác hoặc kết hợp tất cả nhân tố trên có thể làm cho tế bào gốc rơi vào tình trạng "ngủ đông", giúp chúng tồn tại hàng tuần.

Việc hiểu sâu về trạng thái "ngủ đông" này có thể tạo ra những cách thức mới giúp tế bào gốc tồn tại lâu hơn, phục vụ cho mục đích chữa trị.

(Nguồn tham khảo: Vietnamnet/Livescience)

NASA sắp cho ra mắt công cụ "săn" hố đen

NASA dự định cho ra mắt giàn kính viễn vọng quang phổ hạt nhân (NuSTAR) để săn tìm hố đen trong vũ trụ và nghiên cứu các hiện tượng như nổ sao. "Tập trung vào tia X năng lượng cao, kính thiên văn này nhạy gấp 100 lần các kính thiên văn được sử dụng tại khu vực này", Fiona Harrison, giáo sư tại Viện Công nghệ California cho biết.


NuSTAR sẽ được đưa lên bầu trời bằng tên lửa giống như cách vệ tinh được đưa vào vũ trụ.

(Nguồn tham khảo: Space)

Tê giác bị giết ngày càng nhiều

Từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng ở Nam Phi, có 245 con tê giác bị giết lấy sừng. Nhu cầu sử dụng sừng tê ngày càng tăng bởi nhiều người tin, một cách vô căn cứ, rằng nó giúp chữa bách bệnh.



Hiện có khoảng 70-80% số lượng tê giác trên thế giới sống ở Nam Phi, vì thế những kẻ săn trộm thường tới đất nước này săn tê giác. Sừng tê giác sẽ được những tay săn bắn đưa về thị trường đen ở châu Á, nơi nhiều người tin rằng, sừng tê giác có khả năng chữa bách bệnh dù không hề có bằng chứng khoa học nào chứng minh chuyện này. 

Giá sừng tê giác ở chợ đen lên rất cao, đắt ngang với vàng. Các quan chức Mỹ cho hay, một kg bột sừng tê giác có thể được bán với giá tới 55.000 USD (hơn 1,1 tỷ VNĐ).

Đầu tháng 6, một người Việt Nam bị bắt tại sân bay Maputo, Mozambique. Trong vali của người đàn ông này có 7 chiếc sừng tê giác, trị giá 2 triệu USD (khoảng 42 tỷ VNĐ). Ngoài ra, anh ta còn đem theo 3 chiếc vòng bằng ngà voi.

Con tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam đã chết trong vườn quốc gia Cát Tiên vào năm 2010 bất chấp nỗ lực bảo vệ của chính phủ.

(Nguồn tham khảo: Khoahoc)

Nghiên cứu phương thức giao tiếp của cây cối

Thực vật vốn cũng được biết đến với nhiều giác quan như động vật: có thể cảm nhận được mức độ thay đổi của ánh sáng cũng như “mùi” hóa chất trong không khí và những “hương vị” đặc trưng dưới lòng đất. Chúng thậm chí còn có xúc giác khi phát hiện được sự rung lắc từ cơn gió mạnh. Tuy nhiên, thực vật liệu có thính giác hay không?

Mới đây, một nhóm chuyên gia do Monica Gagliano tại Đại học Western Australia dẫn đầu đã cố gắng đi tìm câu trả lời bằng cách tiến hành nghiên cứu nảy mầm hạt ớt Capsicum annuum cùng với hạt thì là.


Cây ớt Capsicum annuum.

Kết quả cho thấy các hạt ớt cạnh cây thì là nảy mầm chậm hơn so với không gần cây thì là và đặc biệt nhanh khi có mặt nó nhưng đặt ở xa.

Sau đó, Gagliano lặp lại thí nghiệm với 2.400 hạt ớt trong 15 cái hộp và luôn có cùng một kết quả, chứng tỏ hạt ớt có phản ứng với một tín hiệu nào đó. Tín hiệu này giúp chúng lường trước sự xuất hiện của những hóa chất làm chậm sự tăng trưởng. 

Mặc dù nghiên cứu mới ở giai đoạn đầu nhưng kết quả trên cũng đủ để các nhà khoa học tiếp tục theo đuổi và làm rõ. Họ tin rằng thực vật có một phương tiện truyền thông tin chưa thể xác định.

(Nguồn tham khảo: Dailymail)

16/6, Việt Nam đón bằng công nhận di sản Thành Nhà Hồ

Ngày 16/6 tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức lễ đón bằng công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản Văn hóa Thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao.



Thành Nhà Hồ còn gọi là thành Tây Đô hoặc thành Tây Kinh, thành An Tôn, thành Tây Giao, Thạch Thành (thành Đá) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. 

Thành được xây dựng trong khoảng thời gian 3 tháng, từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397. Người quyết định chủ trương xây thành là Hồ Quý Ly, lúc đó là Thái sư nắm giữ mọi quyền lực của triều đình nhà Trần. Tháng 3 năm Canh Thân, Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ lấy tên nước là Đại Ngu (1400-1407) và Tây Đô là kinh đô.

Thành Tây Đô bao gồm thành Nội và thành Ngoại. Thành Nội có mặt bằng gần hình vuông, có 4 cổng: Nam, Bắc, Đông, Tây. Cổng Nam là cổng tiền được xây ba cửa, các cổng còn lại chỉ xây một cửa.

(Nguồn tham khảo: Vietnamplus) 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày