Stop-motion và những clip cực-kì-kul

Hồng Phượng, Theo 12:00 15/09/2011
Chia sẻ

Tìm hiểu về kỹ thuật hoạt họa cũ mà mới và không thể bỏ qua các clip "super cute" về stop-motion!

Stop-motion (hay còn được biết đến qua cái tên khác là stop-action) là kỹ thuật hoạt họa khiến một vật thể, dưới tác động bởi vật lý (chẳng hạn như tay người), sẽ tự chuyển động khi xuất hiện trên hình. Bạn có thể hiểu đây là một đoạn clip được ghép từ nhiều bức ảnh khác nhau và vật thể sẽ có một hành trình cho riêng mình xuyên suốt các tấm hình. 

Với thế hệ 9X "đời đầu" và teen Việt Nam hiện tại, chắc hẳn bạn không còn xa lạ với hai series phim hoạt hình “Wallace and Gromit” và “Shaun the Sheep” (trình chiếu trên kênh Disney Channel).


Poster một trong các phần của series "Wallace and Gromit".
 
Chú cừu Shaun hiện lên vô cùng đáng yêu qua những khuôn hình.
  
Kỹ thuật làm phim stop-motion được sáng tạo bởi Albert E. Smith và J. Stuart Blackton, lần đầu tiên xuất hiện năm 1897 qua đoạn phim “The Humpty Dumpty Circus”. Đoạn phim nhanh chóng nhận được sự thu hút từ dư luận bởi tính độc đáo của nó. Với cách làm đơn giản, không đòi hỏi nhiều hiểu biết về kỹ thuật, ngày càng có nhiều người “thử sức” với kỹ thuật này hơn và điều này vẫn đúng cho đến tận ngày nay.

Đó cũng chính là điểm nổi bật của stop-motion: có thể tạo ra các hiệu ứng đơn giản mà các kỹ thuật hoạt họa thông thường không thể có được nếu không dùng kỹ xảo.
 
"Bộ sưu tập" các nhân vật trong phim "Shaun the Sheep".

Dựng bối cảnh cho một cảnh phim.

Các nghệ sĩ cẩn thận điều chỉnh biểu cảm trên khuôn mặt cho các nhân vật trước khi tiến hành quay tiếp.
 
Ngay cả trong thời đại ngày nay, với sự lên ngôi của công nghệ CGI (Computer Generated Imagery - hình ảnh được tạo ra nhờ máy tính) vốn được sử dụng một cách rộng rãi cho các bộ phim điện ảnh, kỹ thuật stop-motion vẫn có gì đó đặc biệt và lôi cuốn người xem hơn bởi độ chân thực của từng khung hình. Hơn thế nữa, như đã đề cập ở trên, vì không đòi hỏi người làm phải biết nhiều về kỹ thuật chỉnh sửa trên máy tính nên bất cứ ai cũng có thể bắt tay tự sản xuất cho mình một đoạn phim stop-motion riêng biệt.
 
Siêu phẩm "Avatar" - một sản phẩm được tạo nên nhờ công nghệ CGI.
 
Có thể nói rằng, làm clip stop-motion là công việc rất thú vị. Mỗi một đoạn clip hoàn thành là một quy trình đầy ắp niềm đam mê và sự sáng tạo. Tuy nhiên, công việc “xem” những tác phẩm hoàn thành đó cũng hấp dẫn không kém nên sau đây, để hiểu rõ hơn về stop-motion là thế nào, mời các bạn xem một vài video clip cực-kì-kul phía dưới.
 
“Cuộc đuổi bắt” của Sói và Heo. Làm sao Sói có thể bỏ qua một món ăn thơm ngon như vậy chứ?
 
Hành trình trong giấc mơ đầy kỳ lạ của cô gái.
 
Đã bao giờ bạn nghĩ rằng sẽ "chiến nhau" với bạn bè bằng... một chiếc áo thun? 
 
 
Hai clip trên được dàn dựng bởi nghệ sĩ Nicos Livesey hiện đang sinh sống ở London. Vẫn là stop-motion nhưng Nicos đã rất khéo léo biến tấu nó. Đầu tiên, anh trộn các loại đất sét màu với nhau, tạo ra vật chủ vô cùng độc đáo. Sau đó, Nicos tỉ mẩn cắt từng lát mỏng 2mm và chụp ảnh lại. Kết quả là hai video cực kỳ độc đáo ra đời, thể hiện được sự biến hóa của vật thể qua các màu sắc.
 
 Tác phẩm này thì được dàn dựng bởi nhóm Euness tại thành phố Melbourne, Úc. Bao gồm 21 hình tam giác xanh lá cây với nhiều góc độ khác nhau, nhóm tác giả đã mất hai tuần để ghi lại đủ số hình ảnh và tạo ra video này. Để làm được điều này, các thành viên đã phải rất vất vả, tỉ mẩn xếp từng khối tam giác vào đúng vị trí và thứ tự độ cao. Khi quan sát video, ta có thể thấy vật thể như nhô lên rồi lại biến mất vào lòng đất, nhảy múa theo nhịp thở cuộc sống, tạo nên hình ảnh rất vui mắt.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày