Khi lịch sử “biến dạng” qua phim ảnh (Phần 1)

Thủy Chip, Theo 00:00 11/01/2011
Chia sẻ

Đôi lúc sáng tạo nghệ thuật đã khiến người xem hiểu lầm về lịch sử. <img src='/Images/EmoticonOng/30.png'>

Phim hoạt hình Pocahontas
 
Ai cũng biết hãng Disney khoái xào nấu lại các câu chuyện cổ xưa. Nhưng khi họ muốn viết lại lịch sử thì rất nhiều người đã phản đối. Điều này xảy ra năm 1995 với bộ phim hoạt hình Pocahontas. Trong phim, cô gái người châu Mỹ bản địa đã nảy sinh tình cảm với anh chàng người Anh John Smith và thậm chí sẵn sàng hy sinh mạng sống để cứu anh ta.
 

Trên thực tế thì đúng là Pocahontas đã can thiệp để cứu Smith nhưng khi đó cô mới 11 tuổi và giữa họ cũng chẳng có mối tình nào. Pocahontas sau này cưới một người Anh khác và trở thành bạn của Smith.

Bạn có thể cho rằng đó là những hư cấu vô hại nhưng Pocahontas, John Smith là những nhân vật lịch sử và trẻ em ở Mỹ được học về họ trong sách. Bộ phim rõ ràng đã đem tới những hiểu lầm hoàn toàn không đáng có.

Shakespeare đang yêu

Điều đáng ngạc nhiên là chúng ta biết khá ít về kịch tác gia nổi tiếng William Shakespeare. Để bù đắp sự thiếu hiểu biết đó, nhiều nhà văn chọn cách thêm thắt các chi tiết hư cấu để lấy đầy khoảng trống lịch sử.
 
 
Trong bộ phim “Shakespeare đang yêu” năm 1998, ông sáng tác vở “Romeo và Juliet” nhờ cảm hứng từ tình yêu dành cho cô gái muốn trở thành diễn viên. Nhưng thực tế thì Shakespeare lấy ý tưởng cho vở kịch từ rất nhiều nguồn khác nhau. Tất cả các tình tiết sau đó trong phim không còn nhiều ý nghĩa tham khảo.

Ngoài ra, bộ phim cũng bị chỉ trích vì tạo ra một thành phố London toàn người da trắng trong khi thời kỳ đó, thủ đô nước Anh đã có rất nhiều người da màu sinh sống.

Cầu sông Kwai (The Bridge on the River Kwai )

Đây là bộ phim về thế chiến thứ 2 rất nổi tiếng. Nó kể câu chuyện về những người lính Đồng Minh bị phát xít Nhật bắt làm tù binh và phải xây một cây cầu cho chúng. Trong phim, vị sĩ quan Đồng Minh cao cấp nhất bị giam tại trại tù binh đã lãnh đạo mọi người và bất chấp sự phản đối, ông yêu cầu các tù binh xây một cây cầu thật vững chắc để củng cố tinh thần những người bị giam. Mãi tới cuối phim, vị sĩ quan mới nhận ra mình đang hỗ trợ kẻ thù và ra lệnh cho các tù binh phá hủy cầu.
 

Trên thực tế, vị sĩ quan người Anh chỉ tìm cách tiến hành mọi việc cầm chừng, đủ để các tù binh không bị hành hạ mà vẫn không giúp ích gì cho kẻ thù. Chính điều đó đã khiến ông được ca ngợi nhưng đáng tiếc là bộ phim lại bóp méo điều đó để tăng kịch tính.

Chân trời xa xăm (Far Horizons)
 
Rất nhiều bộ phim đều có cùng motip, đó là thêm vào một chuyện tình giữa các nhân vật lịch sử trong khi thực tế chẳng có gì. Bộ phim “Chân trời xa xăm” cũng nằm trong trường hợp đó và nguy hại hơn, nó gán ghép một cách sai lầm thậm tệ.
 
 
Phim kể về câu chuyện một nhà thám hiểm da trắng đi khai phá vùng đất mới ở Mỹ. Ông ta được một cô gái người Mỹ bản địa giúp đỡ nhiệt tình và họ đã nảy sinh tình yêu. Chuyện thật lãng mạn và đẹp đẽ, trừ việc cô gái đó trong thực tế là vợ của chính nhân vật bị quy là kẻ phản diện trong phim. Ở ngoài đời, cả hai vợ chồng họ đã giúp đỡ nhà thám hiểm rất nhiều nhưng chẳng có chuyện tình nào xảy ra cả. 
 
Hãy tưởng tượng bạn là con cháu của cặp vợ chồng có thật trong lịch sử đó, bạn sẽ cảm thấy thế nào khi tổ tiên của mình bị gán ghép hoặc bị chuyển thành kẻ phản diện xấu xa như thế?
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày