Sao Hỏa sẽ được "tút tát" để trở thành hành tinh sống

Pit, Theo 14:00 21/08/2011
Chia sẻ

Một nhóm nhà khoa học đang tạo ra những sinh vật tổng hợp có thể dùng CO2 làm thành những nguyên liệu cần thiết cho sự sống.

Sao Hỏa (còn có tên gọi khác là Hỏa Tinh) là hành tinh thứ tư gần mặt trời trong hệ mặt trời, và cũng là hành tinh thứ nhất có quỹ đạo nằm ngoài quỹ đạo của Trái đất. Hành tinh này thường được gọi là “Hành tinh đỏ” bởi đất đá, và bầu khí quyển ở đây đều có màu đỏ hoặc hồng.
 
Người Châu Âu gọi sao Hỏa là Mars, cái tên được đặt theo tên của vị thần chiến tranh trong thần thoại La Mã, và trong thần thoại Hy Lạp, vị thần này có tên là Ares.
 
Sao Hỏa giống Trái đất rất nhiều điểm như có 4 mùa, hai cực có băng đá, bầu khí quyển có mây, gió, bão cát, và độ dài một ngày là 24 giờ… Sao Hỏa ở xa mặt trời hơn Trái đất, nên Sao Hỏa chỉ nhận được một nửa phần ánh sáng so với Trái đất. Điều này khiến nhiệt độ trên Sao Hỏa luôn lạnh (Mùa đông thường ở mức -87 °C và mùa hè ở mức -5 °C), chứ không như ta vẫn tưởng Sao Hỏa là một “hòn lửa” rực cháy.
 
Ngoài ra, một nguyên nhân tạo nên sự khắc nghiệt của sao Hỏa đó là nơi đây có một bầu khí quyển mỏng, áp suất thấp, chứa rất nhiều bụi. Điều này làm nền trời của hành tinh này có một mầu hồng cam nhạt.
 
 
Đứng trước sự bùng nổ dân số như hiện nay thì việc quy hoạch lại đất trống, xây dựng khu dân cư mới có lẽ chỉ là giải pháp trong tương lai gần. Còn nếu hướng tới giải pháp lâu dài gần như là "vĩnh cửu" thì việc tìm một hành tinh mới mang sự sống tương tự Trái đất có lẽ là khát khao của rất nhiều nhà khoa học. Tuy nhiên, để tìm kiếm một hành tinh lý tưởng giống nơi chúng ta đang sinh sống không hề dễ dàng chút nào. Bằng chứng là một loạt những nỗ lực đến từ các cơ quan nghiên cứu vũ trụ hàng đầu trên thế giới, điển hình là NASA chỉ dừng ở mức... hy vọng.

So sánh kích thước của Trái đất và Sao Hỏa.
 
Vì thế, giải pháp khả thi nhất chỉ có thể là "cải tạo" lại môi trường, khí quyển của các hành tinh "quen mặt". Và sao Hỏa rất có thể sẽ là kẻ tiên phong.
 
Nhà sinh vật học nổi tiếng Craig Venter cho biết, khi tạo ra những sinh vật tổng hợp tiêu dùng CO2 làm thành nguyên liệu sự sống có thể giúp con người định cư ở trên sao Hỏa vào một ngày nào đó.
 
Hiện nhóm đang cố gắng thiết kế các tế bào có thể dùng CO2 trong khí quyển để tạo thành thức ăn, nhiên liệu, nhựa và các sản phẩm khác.
 
Bầu khí quyển trên sao Hỏa chứa rất nhiều bụi
 
Khả năng này thành công không chỉ có ý nghĩa rất lớn trên Trái đất mà còn có thể làm cho sao Hỏa với bầu khí quyển mỏng chủ yếu là CO2 sẽ trở thành một nơi sinh sống tốt hơn.
 
Venter cùng với các cộng sự của mình công bố tạo ra sinh vật với bộ gene tổng hợp đầu tiên trên thế giới vào tháng 5/2010.
 
Nhóm đã xây dựng bộ gene của Mycoplasma mycoides từ nhiều đơn vị tương tự có trước của DNA. Sau đó, họ cấy bộ gene vào những loài có liên quan gần gũi mà đã được làm mất hết bộ gene. Vi khuẩn chủ sẽ nhanh chóng hoạt động và sinh sản giống như M. mycoides trong tự nhiên. Điều này cho thấy sự thay đổi cấu tạo của các sinh vật có thể có hữu ích trong tương lai không xa.
 
Venter và nhóm của ông đã giải mã bộ gene người cách đây một thập kỷ. Ưu tiên hàng đầu của ông hiện nay là tạo ra các dạng sống tổng hợp để có thể giải quyết vấn đề lớn trên Trái đất, khi mà dân số nhân loại không ngừng tăng lên, vấn đề thực phẩm ngày càng cấp thiết.
 
Cuối cùng, Công ty Gene Tổng hợp của Venter lên kế hoạch phát triển tảo tổng hợp tiêu dùng CO2, để sản xuất nhiên liệu sinh học với giá rẻ và hiệu quả. Công ty đã ký một hợp đồng trị giá 600 triệu USD (~ 12,474 tỉ VND) với công ty ExxonMobil trong năm 2009 để thực hiện.
 
Nếu thành công, chương trình này không chỉ có hữu ích với việc ngăn chặn làn sóng biến đổi khí hậu trên Trái đất, Sao Hỏa mà còn có thể tạo ra các khối nguyên liệu sự sống trong khí quyển của hành tinh đỏ.
 
“Nếu thành công, chúng tôi có thể làm thay đổi tương lai, khi mà các tế bào này sẽ tạo ra nguồn mới của sự sống mà chúng ta đều đang mong đợi”, Venter nói. 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày