Bên trong nhà máy là một sự im lặng đến đáng sợ, khiến ai cũng cảm thấy “rợn người”. Bóng tối bao phủ lên các tòa nhà cũ, ẩm mốc, bụi bặm, hàng trăm khuôn mẫu búp bê xếp chồng lên nhau xộc xệch, những bức tường loang lổ, đổ nát. |
Nhà máy gồm 3 khu vực sản xuất chính, ở giữa có một cầu thang lớn dẫn lên tháp trung tâm. Trong không gian rộng lớn như vậy, có cảm giác như hàng ngàn ánh mắt đang xoi mói những nhiếp ảnh gia không được hoan nghênh. Nhìn từ bên ngoài, nhà máy trông khá kín đáo, không có những ống khói cao, đường ống lớn. |
Ramon Ingles - nhiếp ảnh gia tại Valencia, Tây Ban Nha nhận xét rằng, đây từng là một cơ sở sản xuất búp bê Bisque nổi tiếng một thời nhưng không hiểu vì lý do gì mà nhà máy lại bị bỏ hoang một cách vội vàng đến vậy. Nơi đây vẫn còn sót lại rất nhiều dụng cụ và sản phẩm đang làm dang dở. |
Mặc dù búp bê luôn gắn bó thân thiết với trẻ em nhưng búp bê Bisque lại mang trong mình một vẻ gì đó thật đáng sợ, nhất là lúc này, tại một nhà máy sản xuất bỏ hoang. |
Đồ nội thất, mặt nạ cùng một số khuôn mẫu bị bỏ lại của búp bê Bisque "vương vãi" khắp nơi trong nhà máy. |
Bisque từng là loại búp bê đã đánh bại búp bê sứ truyền thống, gây nên cơn sốt lớn về thời trang khắp châu Âu giai đoạn 1860-1900. Chúng là một biểu tượng của xu hướng tóc giả sang trọng của những phụ nữ giàu có. |
Tuy nhiên, tiêu chí sản xuất một loại búp bê không thể vỡ đã mở đường cho sự ra đời của búp bê nhựa, “kết liễu” sự thống trị tuyệt đối của búp bê Bisque. |
Những gì còn sót lại của các con búp bê Bisque tại nhà máy: mình, đầu, chân tay tách rời được làm từ sứ bọc vải, da, hỗn hợp keo và mùn cưa, giấy bồi. Những khuôn mặt búp bê đang trang trí dở càng khiến cho du khách đến tham quan bị ám ảnh, lo lắng. |
Quy trình sản xuất búp bê tương đối phức tạp và chuyên sâu. Công đoạn đầu tiên chính là tạo hình cho búp bê trong khuôn đất sét. Đầu búp bê Bisque thời kì đầu được làm từ sứ không tráng men, làm cho nó trông giống người thật hơn. |
Sau khi trộn thêm hỗn hợp keo và mùn cưa rồi cho vào khuôn, búp bê Pisque được nung trong vòng 3 ngày. |
Công đoạn tiếp theo là khắc khuôn mặt của búp bê, tạo mắt, chân tay rồi cho vào lò một lần nữa, trong vòng ba giờ đồng hồ. Đây là một việc đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và tinh tế của những công nhân khéo tay. Sau khi búp bê nguội, người ta tiến hành đánh bóng cho mịn và sơn màu. |
Bức ảnh trên đây là một khung hình trụ bằng gỗ, từng được dùng để sấy khô những con búp bê sau khi được sơn và vẽ lên. |
Tiếp theo là khâu nối các chi búp bê lại với nhau để có một tác phẩm hoàn chỉnh. Đôi mắt được cố định, đầu gắn vào thân, bộ tóc giả cũng được dán vào cẩn thận. Cuối cùng, người ta mặc cho chúng những bộ quần áo sặc sỡ màu sắc, chuyển sang khâu đóng gói và chuẩn bị tung ra thị trường. |
Bạn có thể xem thêm: |