Nhằm xác định được tốc độ lan truyền của virus trong không khí, các nhà nghiên cứu đã chế tạo một chiếc… “máy nôn” giống như thật. Chiếc máy có hình mặt người, cùng một cái miệng nhằm tái hiện cảnh nôn một cách chân thực nhất.
Trên thế giới, norovirus – nhóm
virus gây nên dịch cúm dày – xuất hiện trong đường ruột. Người bệnh có thể mắc các chứng như đau đầu, buồn nôn, sốt nhẹ mà vẫn không biết mình mắc bệnh gì.
Chúng ta có thể mắc cúm dạ dày mà không hề hay biết Norovirus có thể lây lan khi chúng ta ăn hoặc uống nước nhiễm khuẩn, nhưng thường lan rộng khi tiếp xúc với người bị bệnh. Tuy nhiên, phương pháp lan truyền chính xác của dạng virus này chưa từng được nghiên cứu.
Theo Tung-Thompson, nhà nghiên cứu thuộc ĐH Bang Carolina, Mỹ:
“Các nghiên cứu về dịch tễ học cho rằng norovirus có thể lan truyền qua không khí trong quá trình nôn. Điều đó có nghĩa, những phân tử siêu nhỏ chứa norovirus có thể đã phát tán qua không khí”.Robot nôn mửa kinh dị
Để tìm hiểu cơ chế lây lan của loại virus này, nhóm nghiên cứu của Thompson đã chế tạo ra một thiết bị nôn có thể điều chỉnh được âm thanh, độ nhớt, thậm chí cả áp lực nôn.
Thiết bị rất đơn giản, bao gồm miệng, thực quản, dạ dày được làm từ ống, van, nối với một khoang áp suất và một chiếc bơm tay.
Mặt của máy nôn được điều chỉnh hướng xuống đất, mô phỏng chân thực góc độ nôn ngoài đời thực. Tất nhiên, nhóm nghiên cứu không sử dụng hỗn hợp nôn thật, mà dùng dung dịch nước bọt nhân tạo và bánh pudding, cùng một số loại virus cơ bản không gây hại cho cơ thể người.
Kết quả cho thấy, quá trình nôn mửa đã lan truyền virus trong không khí, dù tỉ lệ khá nhỏ. Lee-Ann Jaykus thuộc ĐH Bang New York cho biết: “
Chỉ có 0,02% lượng virus trong bãi nôn được truyền vào không khí. Nhưng 0,02% này sẽ bao gồm hàng ngàn phân tử virus - đủ để lây nhiễm sang người khác”. Một bãi nôn thường chứa hàng triệu virus, tuy nhiên chỉ 20 virus cũng đủ để khiến người khác bị lây.
Jaykus nói thêm:
“Khi một người nôn, lượng virus trong không khí có thể bám dính vào miệng người đối diện, khiến họ bị lây. Nhưng lượng virus này cũng có thể “đáp” xuống các đồ vật thông dụng như mặt bàn, cửa, tạo nên môi trường lây nhiễm rộng hơn. Nguy hiểm hơn, norovirus có thể tồn tại hàng tuần nên bất kỳ ai vô tình "ăn" virus này đều có thể bị lây nhiễm”.
Nguồn: IFL Science