Phòng thí nghiệm robot (ĐH California - Mỹ) sử dụng máy quay phim tốc độ chậm để ghi lại mánh khóe lẩn trốn của gián. Họ nhận thấy, chúng sử dụng hai chân sau để đu bám vào rìa dưới của tấm ván nhanh đến mức mắt người không thể thấy. Robert Hull (giáo sư môn sinh học tích hợp) cho biết: “Hành vi này có lẽ rất phổ biến bởi nó là cách hữu hiệu để lẩn trốn của các loài vật nhỏ bé".
Khi chạy nhanh, gián sẽ nhấc hai chân trước lên và chỉ chạy bằng 2 chân sau như con người.
Gián có hệ thống chuyển cho phép chúng lao đi nhanh chóng khi gặp ánh sáng. Tốc độ di chuyển của chúng gấp tới 50 lần chiều dài cơ thể mỗi giây, tương đương 320km/giờ ở người (nếu lấy kích thước cơ thể để tính toán).
Kỹ năng này ở loài gián lại phụ thuộc vào những sợi lông tí hon trên chân chúng. Không có những sợi lông này, chúng sẽ ngã.
(Nguồn tham khảo: Dailymail)
Tìm thấy tượng Phật quý ngàn năm tuổi |
Trong đống đổ nát của tu viện Phật giáo ở Afghanistan, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một bức tượng đá được cho là tượng của hoàng tử Tất Đạt Đa. Bức tượng cao khoảng 28cm và được chạm khắc trên đá, ước tính bức tượng này có niên đại ít nhất 1.600 năm.
Theo mô tả, Tất Đạt Đa ngồi trên một chiếc ghế tròn, mắt nhìn xuống, chân phải gối lên đầu gối trái. Ông mặc dhoti (trang phục truyền thống cho nam giới ở Ấn Độ), quấn khăn, đeo chuỗi hạt ở cổ, ngồi dưới tán cây đa. Nhà sư đứng bên phải của hoàng tử: tay phải cầm một bông hoa sen hoặc cành cọ (hiện nay tay phải của bức tượng nhà sư đã bị hỏng nên chi tiết này chưa được khẳng định).
Dựa trên một số đặc điểm, đặc biệt là tán lá đa, Fussman (giáo sư tại Collège de France ở Paris) tin rằng, đây chính là Cồ Đàm Tất Đạt Đa, người sau này đã trở thành Phật. Bức tượng này mô tả hoàng tử Tất Đạt Đa khi ngài chưa bắt đầu cuộc hành trình định mệnh về giác ngộ của mình.
(Nguồn tham khảo: Livescience)
Phát hiện gene mới liên quan đến bệnh đau nửa đầu |
Các nhà khoa học châu Âu và Australia vừa qua cho biết, họ đã định vị được 4 gene mới liên quan đến dạng phát triển mạnh nhất của bệnh đau nửa đầu.
Những gene này được phát hiện bên trong bộ gene của 4.800 người bị mắc bệnh đau nửa đầu "không tiền triệu" (không có những dấu hiệu báo trước về thần kinh ví dụ như rối loạn thị giác). Đây là một dạng bệnh gây ra 2/3 cơn đau nửa đầu. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, những gene này lại không có trong bộ gene của những người bình thường.
Những gene mới được phát hiện đã củng cố thêm luận chứng cho rằng: rối loạn chức năng của các phân tử chịu trách nhiệm truyền tín hiệu giữa các tế bào trong bộ não góp phần làm cho bệnh đau đầu xuất hiện bất chợt và giả thuyết về vai trò của các mạch máu, những rối loạn của dòng máu.
(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)
Khoai tây chiên sẽ không còn "độc hại" |
Các nhà khoa học Na Uy đã nghĩ ra cách làm cho khoai tây chiên “không độc hại” bằng cách khử những chất độc và chất gây ung thư (acrylamid). Bí quyết nằm ở cách xử lý với vi khuẩn axit lactic.
Nhà khoa học Hans Blum (Viện thực phẩm Nofim - Na Uy) tiết lộ: "Phương pháp được dựa trên nghiên cứu trong suốt 20 năm về vi khuẩn lên men axit lactic (loài “vi khuẩn tốt” được sử dụng rộng rãi). Phương pháp này còn ngăn ngừa sự xuất hiện các vi khuẩn có hại, kéo dài được thời hạn bảo quản và tăng hương vị cũng như tỷ lệ thành các chất dinh dưỡng cho khoai tây”.
(Nguồn tham khảo: Khoahoc)
Công bố bảng xếp hạng thành phố đắt đỏ nhất thế giới
|
Theo
số liệu 2012 của Mercer (một trong những công ty khảo sát hàng đầu thế
giới), Tokyo được đánh giá là thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với người
nước ngoài đến sinh sống và làm việc.
Luanda
(Angola) năm nay xuống vị trí thứ nhì. Đứng thứ ba là Osaka (Nhật Bản),
thứ tư là Moscow (Nga). Karachi đứng chót bảng, là thành phố rẻ nhất
đối với những người nước ngoài.
Theo số liệu của Mercer, Hà Nội đứng thứ 136 trong bảng xếp hạng các thành phố có mức sống đắt nhất trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, mức tăng trưởng khá cao
của các nền kinh tế đang lên ở châu Á - Thái Bình Dương gây sức ép lên
túi tiền của người nước ngoài sống ở khu vực này. Trong đó, tiền nhà ở
vẫn chiếm nhiều nhất trong chi tiêu của người nước ngoài (25%), tiếp
theo là chi phí đi lại và sinh hoạt.
(Nguồn tham khảo: Guardian/ CBS news)