Phát hiện mới: Loài mực phát sáng

QV, Theo 12:32 21/11/2010
Chia sẻ

Dùng ánh sáng để thu hút những con mồi tò mò, ý tưởng không tồi đấy nhỉ? <img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

Một loài mực lớn màu đỏ nâu, có khả năng phát sáng vừa được phát hiện tại khu vực gần những ngọn núi dưới biển ở phía Nam Ấn Độ Dương.
 
Loài mực mới này thuộc họ Chiroteuthidae, một họ mực mảnh có các cơ quan nội tạng phát sáng bên trong cơ thể.
 
Thân mảnh và có các cơ quan nội tạng phát sáng, loài mực này dài khoảng 70 cm.
 
Người ta cho rằng loài mực đặc biệt này sử dụng sự phát quang sinh học để thu hút con mồi”, được cho là bao gồm cá nhỏ và động vật giáp xác, Alex Rogers – một nhà bảo tồn sinh vật học của Đại học Oxford, Anh.
 
 
Loài mực mới này chỉ là một trong hơn 70 loài mực được phát hiện trong một cuộc nghiên cứu trên biển suốt 6 tuần bắt đầu từ tháng 9 năm 2009 nhưng kết quả đã được giữ kín đến tận bây giờ.
 
Hầu hết các loài mực từng được trông thấy đã được khoa học biết đến, nhưng ngoài những loài được phát sáng kia, còn một số ít khác được cho rằng là hoàn toàn mới.
 
Ngọn núi tại Bắc Băng Dương nơi đem lại thức ăn cho mực và các loài khác
 
Mục tiêu của chuyến đi, được tổ chức bởi International Union for Conservation of Nature (IUCN), đó là thu thập được tài liệu phong phú về sự tương tác giữa các sinh vật biển và những ngọn núi.
 
Các nhà khoa học ước tính có hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn ngọn núi ngầm, cao khoảng hơn 1 km rải rác khắp các đại dương trên thế giới.
 
Một lý do tại sao những ngọn núi ngầm lại là một “điểm nóng” sinh học đó là do những đỉnh núi này được sử dụng như một “bẫy thức ăn” cho mực và các sinh vật khác sống trên và xung quanh vì những ngọn núi dưới đáy biển thường chặn đường đi của các dòng sinh vật phù du. Như vậy là hệ động vật sống quanh đây thật "sướng", có thức ăn dâng đến tận miệng.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày