“Nước khô”, một phát kiến thú vị

QV, Theo 14:02 27/08/2010

Là nước nhưng lại không làm ướt mọi vật nhé!<img src='/Images/EmoticonOng/15.png'>

Một phát minh tương tự như chất bột nhưng lại có thể tạo ra một cuộc cách mạng về hoá chất. Nói cách khác, các nhà khoa học đã tìm ra một phương pháp thật tuyệt vời để chuyển biến thể dạng của các chất.
 
Nếu không phải là nước đá khô thì nó còn có thể là gì nhỉ?
 
Andrew Cooper và các cộng sự tại đại học Liverpool, Anh đã khám phá ra một vật liệu kì lạ được tạo ra từ hỗn hợp nước và silicat đặt tên là “nước khô”, có các đặc điểm giống như bột mì và đường mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày. Đúng hơn là vật liệu này là những giọt nước nhỏ được bao quanh bởi một lớp cát cực mỏng.
 
“Có vẻ nó là bột, nhưng khi bạn xoa nó trên da, bạn sẽ cảm thấy lạnh”, Andrew Cooper nói.
 
“Nước khô” có thể hấp thụ khí cacbon đioxit (CO2) gấp 3 lần nước thường, và hấp thụ được cả khí metan (CH4). Chính xác thì chúng sẽ nhốt khí CO2 và các loại khí độc hại bên trong, giúp con người chống lại sự nóng lên toàn cầu.
 
Chỉ cần bóp nhẹ cũng khiến nước trào ra.
 
“Nước khô” còn có thể làm chất xúc tác cho các phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng và thời gian. Tiến sĩ Ben Carter đã trình bày nghiên cứu về vật liệu kì lạ này tại 240 quốc gia và hội Hoá học Mỹ ở Boston. “Nước khô” thật sự sẽ trở thành một cuộc cách mạng bởi những lợi ích của nó.
 
"Hy vọng trong tương lai chúng tôi sẽ thấy một con sóng được làm khô”, tiến sĩ Ben Carter nói một cách hóm hỉnh.