Những "tuyệt tác" đến từ vũ trụ trong tuần

Pit, Theo 10:00 16/01/2011
Chia sẻ

Cùng đến với những khám phá mới trong vũ trụ mênh mông. <img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

 
Mặt trăng gần như che hết cả mặt trời vào ngày 4/1 vừa rồi trong giai đoạn nhật thực hình khuyên. Khác với những bức ảnh nhật thực chụp từ trái đất, đây là sản phẩm “chịu chơi” nhất do được chụp thẳng từ vũ trụ bởi vệ tinh Hinode của Nhật Bản.

Trong hiện tượng nhật thực hình khuyên, mặt trăng ở cách xa trái đất hơn bình thường vì thế nó xuất hiện có cỏ nhỏ hơn là trong quá trình nhật thực toàn phần.
 
 
Kính viễn vọng mới của NASA có tên là SOFIA có thể dò được cả các tia sóng hồng ngoại, vì thế việc tìm thấy những ngôi sao mới cư trú tại tinh vân là điều không mấy khó khăn. Ví dụ như tấm ảnh ở ngoài cùng bên phải, hé lộ một chùm sao sáng (góc trên cùng) nằm ẩn mình trong đám bụi vũ trụ. Trong khi hình ảnh đến từ kính thiên văn Hubble (bên trái) và Trạm quan sát phía nam Châu Âu khá mờ mịt.
 
Kính thiên văn SOFIA với chức năng độc đáo trên hứa hẹn sẽ giải thích được quá trình hình thành các ngôi sao cũng như trái đất.
 
 
Hình khối xù xì và thủng lỗ chỗ trên là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ có tên là Hyperion. Bức hình sắc nét này được tàu quan sát Cassini của NASA “chộp” được vào ngày 28/11/2010, mới đưa ra vào thứ hai tuần qua.
 
Dữ liệu từ tàu Cassini mang đến một thông tin mới về Hyperion, đó là trên mặt trăng của Sao Thổ có chứa khí hydrocarbon.
 
 
Một “tuyệt phẩm” đến từ vệ tinh SWIFT của NASA mang đến cho chúng ta bức hình tia cực tím về toàn cảnh ngân hà. Nằm cách trái đất khoảng 3 triệu năm ánh sáng, chòm sao Tam Giác (Triangulum) từng được cho là có chứa những bí ẩn. Với công nghệ chụp ảnh vũ trụ ngày một phát triển như hiện nay, các nhà thiên văn hy vọng có thể giải mã chòm sao này theo từng phần một.
 
 
Đây là ảnh chụp bề mặt mặt trời của tàu thăm dò Dymamics đến từ NASA vào ngày 6/1 vừa qua. Một nghiên cứu mới cho biết những quầng lửa từ mặt trời như trong hình mang theo rất nhiều khí nóng. Điều đó giải thích vì sao nhiệt độ phía bên ngoài “quả cầu lửa” này có lúc ở múc 560.000 độ C.
 
 
Vân tinh Lagoon, còn có tên gọi khác là Messier 8, là một đám mây lớn với màu sắc huyền ảo ở trung tâm. Cách trái đất chúng ta khoảng 100 năm ánh sáng, tinh vân Lagoon chứa những ngôi sao mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường vào ban đêm. Các ngôi sao thành viên của tinh vân này đều phát ra một lượng lớn phóng xạ khiến Nebula mang rất nhiều màu sắc.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày