Chúng ta có "cô đơn" trong vũ trụ rộng lớn?

Pit, Theo 10:00 24/01/2011
Chia sẻ

Đã rất nhiều hành tinh mới được tìm thấy nhưng vẫn chưa có "ứng viên" nào thực sự nặng kí cho 2 chữ: "Sự sống". <img src='/Images/EmoticonOng/01.png'>

Trong những cuốn truyện và bộ phim viễn tưởng, tỉ lệ tìm thấy người ngoài hành tinh là khá cao. Tuy nhiên, trong thực tế, việc “liên lạc” với những sinh vật ngoài trái đất đang rơi vào bế tắc mặc dù càng ngày con người càng khám phá ra nhiều hành tinh mới.
 
 
Các nhà thiên văn học đang đặt khả năng chúng ta “cô đơn” trong vũ trụ là khá cao, họ nghi ngờ về việc tồn tại một hành tinh khác có sự sống ở gần trái đất.
 
Vừa mới 2 tuần trước, hy vọng được NASA thắp sang khi cơ quan vũ trụ này tuyên bố vừa khám phá ra một vật thể hình cầu có địa hình toàn đất đá với đường kính gấp 1,4 lần trái đất.
 
Ngôi sao vệ tinh của nó là Kepler-10 nằm cách trái đất 560 năm ánh sáng. Các nhà khoa học của NASA đã đặt rất nhiều nghi vấn cho cả ngôi sao vệ tinh lẫn hành tinh đất đá kia. Nhưng rồi họ lại thất vọng bởi nhiệt độ bề mặt của chúng lên tới 13.000 độ C, chịu sức nóng từ mặt trời riêng nằm cách chúng ta vài triệu dặm. Một điều khẳng định: không thể có bất cứ mầm mống của sự sống nào có thể tồn tại trong môi trường “rực lửa” ấy. Tình hình xấu hơn là gần như 500 hành tinh từng được phát hiện có tình trạng tương tự, thậm chí là còn có nhiệt độ bề mặt kinh hoàng hơn rất nhiều.
 
 
Có quá ít những hệ thống hành tinh giống như Hệ mặt trời của chúng ta ở trong vũ trụ (ít nhất là đến lúc này).
 
Tuy vậy, vẫn còn những ý kiến rất lạc quan như theo giáo sư thiên văn Dimitar Sasselov tại trường Harvard: “Tôi tin rằng những hành tinh giống trái đất chắc chắn có tồn tại, chỉ là chúng ta chưa “với” tới họ mà thôi”.
 
Hiện nay có khoảng 150 nhà khoa học “cỡ bự” đang làm việc cho dự án SETI (dự án tìm kiếm các sự sống ngoài hành tinh). Họ làm việc dựa trên “lý thuyết’ của nhà thiên văn học nổi tiếng người Mỹ Frank Drake (người đã sử dụng thuật toán để tính tỉ lệ cơ hội gặp gỡ nền văn minh ngoài vũ trụ). Qua đó, SETI tin rằng phải có đến 10 “thế giới mới” đang yên vị trong dải ngân hà.
 
Phát hiện mới nhất đến từ các nhà khoa học thuộc trường Geneva, hành tinh HD 10180, có đến 5 vệ tinh quay quanh. Một trong số chúng có kích thước giống như trái đất nhưng lại nằm cách mặt trời của nó những 2 triệu dặm. Không những thế, nhiệt độ bề mặt của nó rất nóng và có 1 năm tính bằng 1,2 ngày trên Trái đất.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày