Những thảm họa khủng khiếp trong lịch sử loài người (Phần 2)

Achiko, Theo 00:05 07/04/2011
Chia sẻ

Sự mất mát về vật chất có thể vơi đi, nhưng nỗi đau tinh thần sẽ mãi mãi nhức nhối trong lòng mỗi con người.

Núi lửa phun trào tại thành phố Pompeii, năm 79 sau Công nguyên
 
 
Cho dù đã xảy ra từ rất lâu, nhưng mỗi khi nhắc đến thảm họa của loài người thì cái tên Pompeii (một thành phố của nước Ý) luôn nằm trong tốp đầu của danh sách đó. Vụ phun trào núi lửa kéo dài gần 1 ngày, chôn vùi cả thành phố trong đá bọt, tro và khói mù mịt từ dòng nham thạch hừng hực hung dữ. Đó là một tin dữ nếu như bạn là một người dân sống tại Pompeii vào năm 79 đó.
 
Krakatoa (Krakatau), 26-27/8/1883
 
 
Ngọn núi lửa Krakatoa đã phát ra 4 tiếng nổ kinh hoàng, tuôn trào gần 5km macma và giải phóng nguồn năng lượng tương đương với một quả bom nguyên tử. Những người ở cách xa hàng nghìn km cũng có thể nghe thấy tiếng “thét” của ngọn núi.
 
Cuộc chuyển mình này đã làm rung chuyển toàn bộ Thái Bình Dương, nhấm chìm cả hòn đảo và tạo ra một cơn sóng thần làm ngập hơn 100 ngôi làng gần đó. Hơn 36 nghìn người đã chết, phần lớn là bởi sự tấn công của sóng thần. Thậm chí, tàn tro của trận phun trào đã bay theo không khí tới tận New York. Người ta cho rằng, đây là trận phun trào núi lửa lớn nhất trong lịch sử.
 
Bão Katrina và mùa bão Đại Tây Dương (2005)
 
 
Tháng 8 năm 2005, một cơn bão mang tên Katrina đã đổ bộ qua các bờ biển vùng Vịnh miền Đông Hoa Kỳ. Hơn 1800 người đã chết, các cơ sở hạ tầng bị phá hủy nghiêm trọng. 80% New Orleans bị ngập trong nước và không có dấu hiệu ngừng bão trong một thời gian dài. Cơn bão Katrina có sức gió lên tới 280km/giờ đã trở thành cơn bão nghiêm trọng thứ 4 tấn công Đại Tây Dương trong lịch sử. Đó hẳn là mùa bão khó quên trên Đại Tây Dương với sự công phá tổng lực của 15 cơn bão. Từ đây, một thông điệp mạnh mẽ cảnh báo cho loài người về sự giận dữ không thể kiềm chế của thiên nhiên đã bắt đầu.
 
Sóng thần Ấn Độ Dương (26/12/2004)
 
 
Thảm họa bắt nguồn từ một vụ động đất lớn có cường độ 9,1 độ richter ở vùng trung tâm ngoài khơi bờ biển hòn đảo của Indonesia. Trận động đất được ghi nhận là lớn thứ 3 trong lịch sử, và là trận động đất kéo dài nhất. Mặt đất rung chuyển trong hơn 8 phút, thảm kịch Andaman-Sumatra này làm trái đất dịch chuyển tới 1cm. Nhưng đó mới chỉ là màn dạo đầu của cuộc tấn công.
Cơn sóng thần xuất hiện và gây ra sự tàn phá khủng khiếp. Nó càn quét qua 14 quốc gia, giết chết gần 230 nghìn người và làm khoảng 1,7 triệu người phải dời nhà. Mực nước tăng trên các đại dương, sóng hung dữ vươn cao tới hơn 30 mét.
 
Trận đại hồng thủy
 
 
Đây là trận lũ đã xảy ra cách đây lâu đến mức người ta không còn nhớ là từ khi nào. Đó có thể là một lời đồn trong lịch sử, hoặc cũng chỉ là một ảo tưởng từ xa xưa, nhưng đó thực sự là một huyền thoại.
 
Người ta truyền nhau rằng cả thế giới đã ngập trong nước bởi cơn giận dữ của Chúa trời trước sự tàn ác tội lỗi của loài người. Đó là đại thảm họa khủng khiếp được nhắc đến trong nhiều tôn giáo khác nhau và truyền thuyết của rất nhiều dân tộc trên thế giới. Nước đã dâng cao hơn cả các ngọn núi cao nhất, nhấn chìm loài người trong gần 160 ngày. Cho đến giờ, trận đại hồng thủy vẫn là một bí ẩn luôn bị tranh cãi về tính thực tế của nó. Có rất nhiều cuộc nghiên cứu, thám hiểm nhằm tìm ra dấu vết chứng mình đã từng xảy ra trận lụt khủng khiếp đó. 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày