Đi thăm "thành phố ma" Chernobyl

Jeanny, Theo 00:01 16/04/2011

Chernobyl từng là tên gọi của một nhà máy điện nguyên tử nằm ở Ukraina và cũng là tên của một thảm họa khó quên trong lịch sử...

Vùng Prypiat miền Bắc Ukraine (Liên bang Nga) từng là nơi tự hào được đặt nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Đây là một vùng dân cư đông đúc với gần 50 nghìn người sinh sống, trong số đó phần lớn là công nhân của nhà máy. Cho đến cái ngày định mệnh 26 tháng 4 năm 1986 khi thảm họa xảy ra và biến nơi đây thành vùng “báo động đỏ”.
 
Ngày nay, nơi đây vẫn là khu vực cách ly tuy chim chóc và động vật đã kéo về sinh sống rất nhiều. Dù vẫn chưa an toàn cho người ở nhưng Prypiat đã được cho phép mở cửa đón khách thăm quan vào thăm. Cùng làm một chuyến du ngoạn đến vùng đất này để chứng kiến những sự đổi thay của nó trong ngần ấy năm nhé.
 

Biển hiệu trên đường đến Pripyat, thị trấn lịch sử được xây dựng vào năm 1970
 
Cây cầu của sự chết chóc
 

Sau vụ nổ xảy ra tại lò phản ứng số 4, người dân Pripyat đã đổ xô lên cây cầu đường sắt này để được tận mắt chứng kiến những gì đang xảy ra.

Khi đó, tất cả mọi người đều nghĩ mức độ phóng xạ là rất thấp và họ sẽ được an toàn. Tuy nhiên họ không hề biết rằng một lượng phóng xạ khổng lồ đã bị bắn tung lên cao hàng nghìn mét và đám mây bụi tử thần này được gió mang đi phát tán khắp nơi. Và chỉ ít lâu sau, ngọn lửa khủng khiếp từ vụ cháy lõi than chì của lò bùng lên đã cướp đi tính mạng của họ.

Khu vực dân cư
 

Sau thảm họa kinh khủng đó, Pripyat đã phát triển thành rừng cây với cây cối mọc um tùm khắp nơi. Màu xanh của thiên nhiên xóa bớt đi cái cảm giác ảm đạm của “vùng đất chết” này.
 

Tòa nhà chính phủ
 



Khu chung cư hoang phế
 

Quần áo còn nguyên trên dây treo khi người dân phải vội vã đi lánh nạn
 

Ở khoảng cách 400m cách xa vùng cách ly được thiết lập quanh Chernobyl, mức độ phóng xạ hiện nay đã tạm ở mức an toàn.
 
Trường học
 

Cảnh tượng hoang tàn ở một trường trung học trong vùng Illinsty gần đó
 

Quang cảnh một trong năm ngôi trường tại Pripyat với sách vở bị vứt lại vương vãi trên sàn
 

Tất cả nơi này chỉ còn lại là một đống đổ nát
 
Khu nhà trẻ
 

Những chiếc nôi bị vứt lại chỏng chơ, gỉ sét
 

Những món đồ chơi nay đã nhuốm màu thời gian. Trên chiếc ôtô ta còn nhìn thấy năm sản xuất của nó 1984 (2 năm trước vụ tai nạn)
 
Khu vui chơi Pripyat
 

Khu vui chơi này được dự định mở cửa vào ngày 1 tháng 5 và vụ nổ bất ngờ xảy ra đã biến nơi đây thành một bãi hoang phế dù những trò chơi còn chưa một lần được hoạt động.
 

Bệnh viện
 

Một góc hành lang bệnh viện
 

Phòng phẫu thuật, nơi đã tiếp nhận những ca bệnh nhân bị phỏng cấp 4 sau vụ nổ khủng khiếp xảy ra.
 
Điều kỳ diệu của tự nhiên
 

Cá trê là loài sinh vật phi thường đã sống sót và có khả năng đối phó với mức phóng xạ chết người tại các con sông bị ô nhiễm nặng quanh vùng. Thiên nhiên quả là luôn ẩn chứa những điều bí ẩn khi một sinh vật bé nhỏ lại có khả năng sinh tồn đáng ngạc nhiên như vậy.

Theo tin mới nhất thì chính phủ Nhật Bản đã nâng mức độ nghiêm trọng của sự cố Fukushima lên mức cực kỳ nguy hiểm, ngang tầm với thảm họa Chernobyl. Tuy nhiên, giới chuyên gia đều đồng tình rằng sự so sánh này là khập khiễng vì tình hình Fukushima khả quan và ít gây ảnh hưởng hơn rất nhiều.

Chỉ có điều, Fukushima dễ bị tổn thương hơn Chernobyl do đất nước Nhật Bản nằm trên vùng địa lý bất ổn và cho đến nay vẫn phải tiếp tục hứng chịu những cơn dư chấn mạnh tới 7 độ Richter.