1. Chuyến thám hiểm Nam cực
Sau khi con tàu Endurance của họ bị đâm vào một tảng băng trôi và nhanh chóng chìm xuống, nhóm của Shackleton chẳng còn nghĩ gì đến chuyện thám hiểm mà tính xem làm thế nào để sống sót.
Trong vòng 2 năm, Shackleton đã dẫn dắt những người đồng đội của mình sử dụng xuồng cứu hộ đi qua những tảng băng trôi nổi trên khắp Nam Cực để đến cắm trại trên đảo Elephant. 6 tháng ròng rã trên đảo, nguồn thực phẩm duy nhất giúp họ tồn tại là thịt hải cẩu và mỡ cá voi.
Tại đây, họ chia thành nhóm 3 và tiếp tục đi bộ ròng rã 36 tiếng, tiến sâu vào bên trong vùng đất, nơi chưa hề có trên bản đồ. May mắn, cả nhóm đã bắt gặp một đồn săn cá voi. Tuy nhiên, Shackleton cũng đã phải mất tới ba tháng để có thể quay về cứu những người đồng đội còn lại của mình ở đảo Elephant.
Sau này trong hồi ký của mình, Shackleton đã viết: “Chúng tôi đã trải qua gian khổ, đói khát, vui sướng, tuyệt vọng để đạt tới vinh quang. Chúng tôi thực sự đã chạm tới phần linh hồn của con người”.
2. Lạc trong rừng rậm Amazon
Cuốn sách thuật lại những ngày anh chàng gốc Israel, Ghinsberg cùng ba cộng sự của mình đi sâu vào trong khu rừng Amazon huyền bí của Bolivia năm 1981 theo lời hướng dẫn chắc nịch của một anh bạn tự xưng là “chuyên gia”.
Cho đến khi nhận ra mình đã trang bị quá sơ sài và vị “chuyên gia” dẫn mình đi lạc, họ bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn và đội thám hiểm 4 người nhanh chóng tách làm hai nhóm.
Trong suốt 19 ngày, Ghinsberg đã đi bộ một cách vô vọng trong khu rừng đầy rẫy thú dữ và cây cối rậm rạp, đối mặt với vô vàn hiểm nguy rình rập, không radio, không súng, không một dụng cụ và thậm chí cũng không biết mình đang ở đâu.
May mắn, vài thổ dân sống trong rừng đã phát hiện thấy Kevin và giúp anh ngược sông để tìm Ghinsberg. Đến khi Kevin bắt đầu tuyệt vọng vì ốm đau, đói khát và kiệt sức, điều kỳ diệu bỗng nhiên xảy ra trong khu rừng nhiệt đới Amazon rộng lớn khi họ gặp lại Ghinsberg vẫn còn sống.
Về phần hai người bạn còn lại, không thể biết họ còn sống hay đã chết. Người ta không bao giờ còn nhìn thấy họ.
3. Mắc kẹt trên dãy Andes
Khi chiếc máy bay chở đội tuyển bóng bầu dục Uruguay bị đâm vào vách núi Andes tháng 10 năm 1972, câu chuyện tưởng như đã kết thúc. Tuy nhiên, đây thực ra mới chỉ là sự bắt đầu. Trong số 45 người có mặt trên chuyến bay, 12 người đã chết ngay lập tức hoặc không lâu sau đó. Sáng hôm sau, có tiếp 5 người khác qua đời vì chấn thương quá nặng. Ngày thứ 8, lại thêm một người chết và sau đó là trận lở tuyết khủng khiếp cướp đi sinh mạng của 8 người trong đoàn.
Khi tất cả đều đã trở nên tuyệt vọng, Nando Parrado và Roberto Canessa đã bắt đầu cuộc hành trình đi bộ nhiều ngày trời trên dãy núi Andes. Cho đến khi gặp được đội cứu hộ, những con người này đã hoàn toàn kiệt quệ.
“Mắc kẹt trên dãy Andes” là một trong những cuộc sống sót ngoạn mục nhất của thế kỷ 20. Nó cho thấy một ý chí và sự bền bỉ đến không ngờ của cái được gọi là “ bản năng sinh tồn”.