1. Núi lửa phun trào tại Martinique
Những tiếng nổ trong lòng núi lửa Pelée trên đảo Martinique không được quan tâm đúng mực. Cư dân quanh vùng chủ quan khi nghĩ rằng, họ có đủ thời gian để thoát thân khi thấy dung nham chảy chậm. Nhưng sự thật là họ đã nhầm.
Những dấu hiệu cho thảm họa xuất hiện, mưa tro bụi, những chấn động và cả những đám mây mang mùi trứng thối. Rắn độc và nhiều loài côn trùng như kiến đỏ, rết bỏ chạy, xâm chiếm làng mạc, khiến gần 50 trẻ em và hơn 200 vật nuôi trúng độc và tử vong.
Nước trong miệng núi lửa bị đun sôi, tràn vào sông Blanche gây lũ lụt khiến 23 công nhân trong nhà máy sản xuất rượu rum thiệt mạng.
Nhiều người không để ý tới những dấu hiệu này, quyết định đến gần St. Piere nhằm mục kích hiện tượng ngoạn mục. Đó quả là một quyết định sai lầm khi sáng 8/5/1902, núi lửa Pelée phun trào, cùng với tro bụi, đá tảng và khí độc, tràn xuống rất nhanh. Người dân chỉ có chưa đầy một phút trước khi bị dung nham nhấn chìm.
Kho rượu rum phát nổ, tàu thuyền bị phá hủy. Trên 2.500 người chết ngay lập tức, hầu hết do hít trực tiếp không khí có nhiệt độ lên đến hơn 1.500 độ C. Thành phố hoàn toàn bị chôn vùi bởi tro núi lửa.
2.
Sập nhà tại Naples, NapoliTro núi lửa là một trong những tác nhân gây thiệt hại vô cùng lớn. Đây là bài học rút ra sau vụ phun trào núi lửa Vesuvius, Napoli.
Đầu tháng 4/1906, núi Vesuvius phun trào, thổi hàng tấn tro bụi và các mảnh vụn đi hàng dặm. Riêng tại Napoli có hơn 315.000 tấn tro rơi xuống. Sáng ngày 11/4, lượng tro núi lửa tích tụ trên mái chợ Monte Oliveto quá lớn làm cả tòa nhà sụp đổ, khiến hơn 200 người mắc kẹt.
Monte Oliveto là một khu chợ luôn đông đúc với đầy đủ gian hàng và rất nhiều khách hàng. Nhưng tòa nhà không được thiết kế nhằm chịu hàng tấn tro bụi trên mái.
Công tác cứu hộ được triển khai ngay sau đó. Hy vọng tưởng như đã mất khi họ tìm thấy thi thể đầu tiên. Bạn bè, người thân, người qua đường… từng nhóm người cầu nguyện cho các nạn nhân. Tổng cộng có ít nhất 178 người bị thương và 14 người thiệt mạng.
Nhưng đây không phải tai nạn duy nhất do tro núi lửa Vesuvius gây nên. Mái nhà thờ San Giuseppe sập khiến 90 giáo dân bị thương và 105 người thiệt mạng.
3. Lũ lụt tại Los AngelesCuối tháng 2/1938, một cơn bão từ Thái Bình Dương đã đổ bộ vào Los Angeles, gây nên trận lụt tồi tệ nhất tại miền Nam California trong gần một thế kỷ. Cơn bão gây mưa to kéo dài trong 5 ngày khiến Los Angeles, Riverside và quận Cam ngập trong nước. Nhiều con sông tràn bờ từ thung lũng San Fernando đến thành phố Long Beach, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Với lưu lượng nước mưa đo được trong 5 ngày là 273mm, nhiều nạn nhân bị lũ cuốn trôi. Tại thành phố Universal, cơn lũ đánh sập cầu Lankershim Boulevard, khiến 5 người thiệt mạng.
Đường sắt, cầu đường bị cuốn trôi, điện đàm không có tín hiệu, những thị trấn và trang trại tại những vùng thấp bị nhấn chìm gây ra sự hoảng loạn cho người dân.
Khi trận lụt kết thúc, ước tính có khoảng 115 người chết, hàng nghìn người mất nhà cửa, thiệt hại lên khoảng 40 triệu USD (tương đương 832 tỷ VND).
4. Chìm phà HeraklionChiếc phà
Heraklion
chạy bằng hơi nước dài 150m, được vận hành dưới sự chỉ đạo của thuyền trưởng Vernikos này thường xuyên di chuyển trên lộ trình thuộc biển Aegean, từ đảo Crete đến đất liền Hy Lạp.
Thật không may, vào 7/12/1966, sự kết hợp giữa thời tiết và kinh nghiệm
non nớt của thủy thủ đã khiến Heraklion xấu số lật nhào, giết chết nhiều
hành khách và thuyền viên.
Tại cảng Chania, Crete, một chiếc xe tải chở cam đến muộn khiến con phà chậm lịch trình 2 tiếng. Có thông tin cho rằng, thủy thủ đoàn do quá vội vã và bối rối đã không làm đúng quy trình khi sắp xếp chiếc xe ở phía đầu của phà. Tại thời điểm này, Heraklion đã chở rất nhiều hàng hóa và hành khách.
Trên chuyến hành trình đến Piraeus, những
cơn gió mạnh bắt đầu xuất hiện báo hiệu một cơn bão lớn. Đến nửa đêm,
cơn bão đạt đến đỉnh điểm. Những cơn sóng dữ dội đập vào thân tàu để lại
những vết lõm.
Các mối dây buộc phương tiện trong kho hàng, bao
gồm cả chiếc xe tải móc đều bị nới lỏng. Mỗi đợt sóng đến, chiếc xe móc
va vào cửa phà, sự va đập mạnh đến nỗi, cánh cửa vỡ tung, nước biển tràn
vào phà.
Nhân viên trên tàu không qua đào tạo xử lý những tình huống sơ tán khẩn
cấp hoảng loạn, hành khách tranh nhau tìm lối thoát lên boong tàu. Chỉ 20 phút sau, Heraklion chìm hẳn.
Mặc dù không có con số cụ thể, nhưng ước tính, có khoảng 268 nạn nhân bao gồm cả hành khách, thủy thủ đoàn và cả thuyền trưởng thiệt mạng. Chỉ có 46 người sống sót khi may mắn bám được áo phao và các mảnh vỡ. Người chủ sở hữu tàu Heraklion bị buộc phải chịu trách nhiệm cho sơ suất nghiêm trọng này.
Bạn có thể xem thêm: