Thảm họa "Big Bang Châu Á" - cả thế giới rung chuyển

M.H.L, Theo 14:00 27/08/2011
Chia sẻ

Sự kiện làm cho tất cả các phong vũ biểu ở Luân Đôn giật cao lên gấp 7 lần và cả thế giới rung chuyển trong vài phút.

Krakatoa là một ngọn núi lửa còn hoạt động trên vành đai lửa Thái Bình Dương. Nó đã hình thành nên một hệ thống quần đảo gồm bốn đảo chính tại eo biển Sunda của Indonesia, giữa đảo Sumatra và đảo Java.
 
“Vụ nổ Big Bang” ngày 27 tháng 8 năm 1883, là một trong những thảm họa tồi tệ nhất của lịch sử nhân loại. Nó đã cướp đi sinh mạng của 36.417 người, phá hủy toàn bộ 165 ngôi làng và thành phố, làm 132 ngôi làng bị tàn phá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên thế giới.
 
Lật lại sự kiện “Vụ nổ Big Bang Krakatoa”
 
Sơ đồ của đảo Krakatoa trước khi nó phun trào ngày 27 tháng 8.
 
Núi lửa Krakatoa hoạt động mạnh mẽ nhất trong hai ngày 26, 27 tháng 8. Mặc dù từ tháng 5, nó đã bắt đầu có những dấu hiệu phun trào. Vụ nổ đầu tiên xảy ra vào lúc 17 giờ 07 phút (giờ địa phương) ngày 26 tháng 8. Không lâu sau đó, hàng loạt các vụ phun trào với cường độ thấp hơn đã xảy ra liên tục, trung bình 10 phút lại có một đợt phun trào dung nham nhưng sức công phá không lớn. 

Vụ phun trào thứ hai, thứ ba xảy ra vào lúc 5 giờ 30 phút và 6 giờ 44 phút (giờ địa phương) ngày 27 tháng 8. Và đến 10 giờ 02 phút, vụ nổ thứ tư đã tạo ra một đợt sóng thần với sức tàn phá ghê gớm. Trong vòng một giờ sau đó, sóng đạt đến độ cao đỉnh điểm 37m, phá hủy hàng trăm làng mạc, thị trấn. Và đến 10 giờ 52 phút, nhiều vụ nổ nhỏ hơn tạo ra những cuộn xoáy hình nón với các đợt sóng khá lớn trên biển. Sự sụp đổ cuối cùng của "bức tường" Krakatoa diễn ra vài giờ sau đó, vào lúc 16 giờ 38 phút.

 

Quá trình tiếp cận eo biển Sunda của sóng thần.
 
Âm thanh của vụ nổ đạt tới 180dB (dB là đơn vị đo cường độ âm thanh) ở khoảng cách 160km. Bất cứ ai trong khoảng cách 20km đã phải chịu cường độ âm thanh 200dB, trong khi giới hạn tối đa của thính giác chúng ta là 115dB. Những chấn động của nó có thể cảm nhận thấy ở thành phố Perth, Australia - cách xa đó tới 3.110 km và thậm chí cả ở đảo Rodriges gần Maurice - cách xa nơi thảm họa xảy ra 5.000 km. 

Thậm chí, nó còn làm cho tất cả các phong vũ biểu (dụng cụ dùng để đo áp suất khí quyển) ở Luân Đôn giật cao lên gấp 7 lần và cả thế giới rung chuyển trong vài phút.
 

 

 

Với chỉ số phun trào ở mức độ 6, sức nổ của núi lửa này tương đương 200 megaton, gấp 13.000 lần sức công phá của quả bom nguyên tử Little Boy (13 đến 16 kiloton) ném xuống thành phố Hiroshima tháng 8 năm 1945. Vụ phun trào này đã làm các khối đá, tro bụi và đá bọt bắn ra xa 25 km.

Ước tính các vụ phun trào cuối cùng, lượng đá bọt bắn ra cũng cao tới khoảng 34 đến 50 dặm trên bầu trời (54 đến 80km). Lượng bụi trải dài tới 3.000 dặm (4.828 km) trong 10 ngày sau đó, toàn Trái Đất bị bao chùm bởi khói bụi của vụ nổ này. Lưu huỳnh trong tro phản ứng với ozon khí quyển gây ra cảnh hoàng hôn sống động trên toàn thế giới. Nhiệt độ toàn cầu giảm xuống và sự gián đoạn khí hậu kéo dài tới 5 năm.
 

Cảnh hoàng hôn sống động sau vụ nổ Krakatoa (ảnh minh họa).
 

Mức độ ngập lụt từ thảm họa sóng thần và sự sụp đổ của núi lửa Krakatoa.
 
Hình ảnh được ghi nhận bởi các đồng hồ đo thủy triều tại San Francisco, Honolulu và tại cảng Moltke, Nam Georgia, Mỹ.
 
Trong khoảng mười giờ đồng hồ, đảo Rakata đã thay đổi đáng kể.
 
Bảy tuần sau khi Krakatoa phun trào.
 

Bản đồ hiển thị phần còn lại của đảo.
 
Và dưới đây là video sử dụng phương pháp hình ảnh stop motion (các hình ảnh liên tục) để diễn tả lại toàn bộ thảm họa này.
 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày