Chắc chắn đây là những khoảnh khắc có một không hai của thiên nhiên luôn!
Một sự “sắp đặt” tuyệt vời của tạo hóa. Dải ngân hà dường như đang uốn theo chiều của cây thông trụi lá kia. Ảnh chụp trên rừng thông, núi White ở California. Đây là bức hình đoạt giải nhất trong cuộc thi “Ảnh thiên văn của năm 2010” đấy. Tác giả của bức ảnh là Tom Lowe cho hay:
“Thực ra cái làm tôi ấn tượng không phải là vẻ đẹp mạnh mẽ của cành cây thông, mà là sức sống mãnh liệt của loại cây thông Bristecone này. Chúng có thể sống lâu đến 5.000 năm”.
Hình ảnh nguyệt thực hình khuyên ở Ấn Độ vào ngày 15 tháng 1 năm 2010 đã tạo cơ hội cho cậu bé 14 tuổi Dhruv Arvind Paranjpye “test” chiếc kính viễn vọng và chiếc máy ảnh kĩ thuật số của mình. Nhiều khi cũng được gọi là “vòng lửa”, nhật thực hình khuyên xảy ra khi mặt trăng ở khoảng cách xa trái đất và hoàn toàn che khuất mặt trời.
Bức hình này cho thấy những thứ không thể nhìn bằng mắt thường: một khung cảnh với các lớp bụi màu đen và khí hydro màu hồng. Đây là hình ảnh bao gồm của hai
tinh vân Orion và Horsehead. Phía trên trái là 3 chòm sao sáng của chòm Orion. Chủ nhân của tác phẩm này là Rogelio Bernal Andreo, chụp trong tháng 6.
Hiện tượng nhật thực xảy ra vào ngày 1 tháng 8 năm 2008, được chụp tại tầng thượng của Học viện hạt nhân Novosibirsk, nước Nga. Vào ngày xảy ra nhật thực, bầu trời thường có rất nhiều mây, và chỉ một giờ trước khi xảy ra nhật thực thì bầu trời mới trong dần lên.
Những người có mặt tại bãi biển Pfeiffer ở California có lẽ rất may mắn vì nơi đây có một tảng đá rất đặc biệt, có nickname là “Solar Keyhole” . Chỉ một vài ngày trong năm khi mà mặt trời chiếu đúng vị trí của cái lỗ trên tảng đá thì mọi người mới có thể chứng kiến ánh nắng mặt trời được “sắp đặt” vô tiền khoáng hậu.
Vào tháng 4 năm 2010, một dải ngân hà rất “màu mè” với hình dạng như xoáy nước đã được phát hiện. “Xoáy nước kì ảo” này được kí hiệu là NGC 5195 và ngay lập tức trở thành một trong những dải ngân hà đẹp nhất từ trước tới giờ.