Dạo chơi quanh hệ Mặt trời (Phần cuối)

Thủy Chip, Theo 10:10 25/09/2010

Không thể chờ lâu hơn để được ngắm nhìn vũ trụ. <img src='/Images/EmoticonOng/10.png'>

Nhờ những tiến bộ khoa học mà ngày nay con người đã tiếp cận gần gũi đến các vệ tinh, các hành tinh trong hệ mặt trời. Công nghệ mới đã mang lại cho chúng ta những bức ảnh đẹp lung linh của vũ trụ. Mời các bạn tiếp tục chiêm ngưỡng những hình ảnh tuyệt vời đó.
 
Người ta có thể nhìn rõ dấu tích do gió thổi trên bề mặt núi lửa thuộc vùng núi lửa Tharsis của Sao Hỏa qua bức ảnh này. Bức ảnh được chụp bằng Camera có độ phân giải cao dành cho các hình ảnh thí nghiệm khoa học (High Resolution Imaging Science Experiment – HiRISE) vào 31/7/2010.
 
HiRSE đã chụp lại được hình ảnh những đụn cát nổi lên trên miệng núi lửa Matara ở Sao Hỏa vào ngày 24/7/2010. Ngọn núi lửa này được đặt theo tên một thành phố ở ven biển miền Nam Sri Lanka, nơi bị ảnh hưởng nặng nền của sóng thần năm 2004.
 
Bức ảnh chụp lại dấu vết của xe tự hành Sao Hỏa của NASA để lại trên mặt đất Martian của Sao Hỏa vào ngày 4/8/2010. Chiếc xe này đã hạ cánh thành công đầu năm 2004 và đã hoạt động ở Sao Hỏa hơn 6 năm.
 
Xe tự hành Sao Hỏa của NASA hướng máy quay Panoramic của mình xuống đất để ghi lại một phần hình ảnh của nó cũng như là dấu vết mà nó để lại trên đất Sao Hỏa. Bức hình chụp ngày 23/6/2010.
 
Xe tự hành Sao Hỏa của NASA đang quan sát một mẫu đá đã bị bay mất lớp phía ngoài để nghiên cứu vật liệu của nó môt cách chi tiết hơn. Bức ảnh được chụp vào ngày 7/1/2010.
 
Xe tự hành Sao Hỏa của NASA đã phải sử dụng đến máy quay hiển vi để có thể chụp lại hình ảnh của lớp đá trên bề mặt Sao Hỏa vào ngày 17/2/2010.
 
Nhờ phi thuyền săn đuổi sao chổi Rosetta , cơ quan vũ trụ Châu Âu (ESA) đã chụp được hình ảnh rõ nhất của “Lutetia” - tiểu hành tinh lớn nhất từng được vệ tinh nhân tạo “thăm viếng”. Thực hiện sứ mệnh vũ trụ đặc biệt ở xa 280 triệu dặm ngoài không gian giữa sao Hỏa và sao Mộc, phi thuyền săn đuổi sao chổi Rosetta đã chuyển bức ảnh đầu tiên từ vào tối ngày 10/7/2010 sau khi bay cách Lutetia chỉ 3.200km – khoảng cách được xem là cực gần trong các chuyến thám hiểm không gian. Cái tên Lutetia được lấy từ tên một thành phố cổ nằm ở vị trí của Paris ngày nay.
 
Ngày 9/9/2010, NASA đã cung cấp một hình ảnh quý giá của vũ trụ. Trên bức ảnh của Sao Mộc xuất hiện những đốm sáng vụt qua, đánh dấu một sao chổi hay một tiểu hành tinh đang bốc cháy trong khí quyển của hành tinh này. Bức hình phía bên trái được chụp qua kính viễn vọng có độ mở 37-centimeter của nhà thiên văn học nghiệp dư Anthony Wesley, tại đồi Broken thuộc Australia vào ngày 3/6/2010. Bức ảnh bên phải được chụp bởi nhà thiên văn học nghiệp dư Masayuki Tachikawa, tại Kumamoto, Nhật bản (Quả cầu lửa nằm ở phía trên bên phải của bức ảnh).
 
Đây là bức ảnh chụp Sao Thổ và vệ tinh Enceladus của nó. Bức ảnh chụp từ con tàu vũ trụ Cassini của NASA vào ngày 13/8/2010. Trong thần thoại Hy Lạp, Enceladus là tên một người khổng lồ con trai của thần Đất Gaia.
 
Ánh sáng mặt trời đã soi rọi vết xẻ sâu dài 1,000km – chính là thung lũng Ithaca Chasma trên vệ tinh Tethys của Sao Thổ. Bức ảnh cũng được chụp từ con tàu vũ trụ Cassini của NASA vào ngày 2/6/2010. Tethys là nữ thần khổng lồ đại diện cho biển cả và cũng là con của thần Đất Gaia.
 
Con tàu vũ trụ Cassini của NASA đã ghi lại được hình ảnh ở khoảng cách rất gần của vệ tinh Daphins của Sao Thổ khi ở cách nó khoảng 75.000km vào ngày 5/6/2010. Daphins là một vệ tinh đặc biệt khi nó nằm giữa các vành sáng nổi tiếng của Sao Thổ. Tên của vệ tinh này được đặt theo tên con trai thần Hermes và một cô gái xứ Sicily.
 
Ngày 8/5/2010, con tàu vũ trụ Cassini của NASA một lần nữa chụp được hình ảnh vệ tinh Rhea của Sao Thổ đang phát sáng nhẹ nhàng phía trên cái bóng của vòng đai bao quanh Sao Thổ. Rhea chính là mẹ của thần Zeus vĩ đại trong thần thoại Hy Lạp.
 
Ở khoảng cách xa xấp xỉ 1,8 triệu km, trên nền Titan mờ mịt, bề mặt vệ tinh Dione của Sao Thổ đã hiện lên thật rõ ràng dưới ống kính của con tàu Cassini của NASA. (Titan – vệ tinh lớn nhất của sao Thổ - ở cách tàu Cassini khoảng 2,7 triệu km).
 
Đằng sau vành đai phát sáng yếu ớt của Sao Thổ là hình ảnh vệ tinh Enceladus đang phun ra nước đá từ vùng cực nam của nó. Bức ảnh được tàu Cassini chụp vào ngày 26/4/2010.
 
Tàu Cassini chụp lại hình ảnh cận cảnh của bề mặt vệ tinh Enceladus của Sao Thổ vào ngày 13/8/2010.