Theo cuộc điều tra có một không hai này, hầu hết những loài bướm phổ biến trong các khu vườn nước Anh đều là những loài bướm nhỏ sáng màu. Có đến gần 30.000 con bướm đã được phát hiện trên toàn nước Anh trong vòng một tuần, mở đầu cho cuộc “đong đếm” bướm chưa từng có tại Vương quốc Anh.
Những con bướm Large White, trên cánh có những vẩy đen lấm tấm (loài bướm Large White được các nhà khoa học ví như những phi công cừ khôi) vì loài này rất khó để "bám đuổi".
Loài bướm này có tên nghe rất kêu: “người gác cổng”, có số lượng vừa được chương trình tìm kiếm ghi nhận vào khoảng 29.000.
Một loài bướm nằm trong top 10 là loài
Meadow Brown. Ở loài này, bướm đực có phạm vi hoạt động và kiếm ăn lớn hơn rất nhiều so với bướm cái. Tuy nhiên bướm cái lại có nhiều “mắt” trên cánh hơn để "ngụy trang" trốn tránh và đe dọa kẻ thù. Những "con mắt" giả này là thứ vũ khí rất lợi hại để hù dọa những loài khác vì trông nó không khác gì ánh mắt của những loài động vật hung dữ!
Ấu trùng của loài bướm Common Blue tiết ra một chất dịch gọi là “honey dew”. Loài kiến rất thích thứ "ngọt lịm" này đấy!
Bướm công. Một thông tin thú vị: đây là loài bướm sống lâu nhất ở Anh. Một con trưởng thành có thể sống từ cuối tháng 7 cho tới tháng 6 năm sau, trái với quan điểm cho rằng tất cả các loài bướm chỉ sống được vài tuần.
Bướm trắng gân xanh thích đẻ trứng ở những khu vườn bắp cải. Loài này đã lan rộng khắp châu Âu và cả châu Á.
Một con bướm đô đốc màu đỏ, hay còn có tên khác là Vanessa atalanta. Loài bướm này được tìm thấy ở châu Âu, châu Á và cả Bắc Mỹ. Nó nổi tiếng là loài bướm sặc sỡ đấy!
Loài bướm này có tên khá lạ: bướm “mai rùa”. “Mai rùa” cũng là một từ được đặt cho những chú mèo có bộ lông màu nâu nhạt, có ít hoặc không có đốm trắng trên lưng.
Đây là loài bướm Ringlet. Trong những năm gần đây, số lượng của loài này đã tăng nhanh tại Anh và Scotland.