Những cái tên vinh dự được đặt cho món ăn

Achiko, Theo 00:01 18/03/2011
Chia sẻ

Không phải chỉ các nhà khoa học mới được đặt tên mình cho các định lý, định luật, những đầu bếp sáng tạo cũng làm được những điều như thế đấy.

James H Salisbury và món thịt nướng Salibury
 
 
Năm 1886, James H Salisbury đã sáng tạo ra món thịt lấy tên là thịt nướng Salisbury với mục đích tạo ra phương thuốc chữa bệnh gút, viêm phế quản và bệnh lao. Ông tin rằng, người bệnh nên ăn thịt bò 3 lần/ngày và kèm một ly nước nóng trước và sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, trong khi ý nghĩa y học của thịt nướng Salisbury còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, thì món ăn này đã trở nên rất nổi tiếng trong thế giới ẩm thực.
 
Lemuel Benedict và món bánh xốp nướng "Lemuel Benedict"
 
 
Vào một ngày nọ, một vị khách sau một đêm uống rượu say sưa và trở về khách sạn, đã gọi một miếng bánh mì nướng, trứng luộc, thịt xông khói và nước sốt bơ trứng dầu.
 
Người đầu bếp Lemuel Benedict đã nhận được yêu cầu và thực hiện món đó nhưng thay thế bánh mì nướng bằng bánh xốp nướng ăn với thịt xông khói và trứng. Và món ăn hấp dẫn mang tên Lemuel Benedict đã ra đời từ ngày đó.
 
Robert Cobb và món salad Robert Cobb
 
 
Robert Cobb là một ông chủ của nhà hàng Brown Derby nổi tiếng tại Hollywood. Ông đã có một đêm định mệnh khi đã đóng góp cho thế giới món ăn vô cùng bổ dưỡng và ngon lành. Khi những người nhân viên và khách hàng đã về, ông đã tự mình dùng những thức ăn thừa trong tủ lạnh bao gồm các loại rau, pho mát, trứng và thịt xông khói vụn để chế biến món salad tuyệt hảo. Hài lòng với món trộn đơn giản mà ngon miệng ông quyết định ghi tên món đó vào thực đơn của mình. Món salad Robert Cobb nhanh chóng trở nên rất nổi tiếng.
 
Maria Smith và quả táo "Granny Smith"
 
 
Maria Smith làm việc tại một trang trại nhỏ gần Sydney, nước Úc. Maria đã chăm sóc cây, và quyết tâm trồng thứ cây ít phổ biển tại thời điểm đó. Loại táo cô mang đến cho thị trường là táo xanh với hương vị chua rất dễ ăn. Cho dù Maria qua đời từ năm 1870, nhưng loại táo mang tên “Granny Smith” vẫn nổi tiếng và phổ biến trên toàn thế giới cho tới ngày nay.
 
Caesar Cardini và món "salad Caesar"
 
 
Trước đây, con người có một chút nhầm lẫn khi cho rằng món salad Caesar được đặt tên theo tên của một vị hoàng đế La Mã. Sự thật đó là một từ trong cái tên Caesar Cardini, chủ nhà hàng tại Tijuana (Mexico).
 
Vào cuối tuần, chính xác là ngày 4/7/1924, Caesar Cardini đã bỏ thêm một ít tỏi thơm vào các món ăn dùng tay cầm. Sau đó ông đã chế biến lại một chút bằng cách băm nhỏ lá rau thành các miếng nhỏ và tạo nên món salad Caesar. Nhờ món ăn hấp dẫn này mà nhà hàng của Caesar Cardini trở nên rất nổi tiếng.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày