Những "ảo thuật" cực hay có thể làm với giấy đảm bảo bạn chưa từng biết

J, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 20/02/2016
Chia sẻ

Tờ giấy tưởng như mỏng manh nhưng hóa ra có thể làm được rất nhiều trò hay ho các bạn ạ.

Giấy - vật dụng quá đỗi thường ngày mà tất cả chúng ta vẫn sử dụng thực chất là một trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại. Không tin ư? Hãy thử tưởng tượng nếu không có giấy, nguồn tri thức khổng lồ của con người sẽ được lưu trữ như thế nào: Viết lên tường, lên đất, hay truyền miệng?

Nhưng bỏ qua vấn đề này đi. Bạn có biết rằng chúng ta có thể làm rất nhiều trò "ảo thuật" hay ho chỉ với một tờ giấy? Cùng thử khám phá xem sao.

1. Chặt gãy thước gỗ bằng... một tờ giấy

Nghe có vẻ... hoang đường phải không? Nhưng mà có thật đó các chế ạ. Hãy chuẩn bị một tờ giấy cỡ khoảng A3, trải nó lên mặt bàn, vuốt sao cho càng ít không khí lọt phía dưới tờ giấy càng tốt. Sau đó, hãy nhét thước gỗ vào bên trong như hình dưới.

Những ảo thuật cực hay có thể làm với giấy đảm bảo bạn chưa từng biết - Ảnh 1.

Và bây giờ hãy thử chặt thật mạnh vào đầu thước, bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra? Phải chăng tờ giấy sẽ bật lên, hoặc rách tan nát. Nhưng không, kết quả thực sự trái với mong đợi.

Những ảo thuật cực hay có thể làm với giấy đảm bảo bạn chưa từng biết - Ảnh 2.

Nó gãy thật các mẹ ạ...

Thật khó tin phải không? Và bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết bí mật ở đây chính là... không khí, hay đúng hơn là áp suất không khí.

Khi trải tờ giấy lên trên cái thước và miết như trong thí nghiệm, chúng ta đã ngăn không cho không khí lọt xuống dưới tờ giấy. Nghĩa là về cơ bản, toàn bộ tờ giấy sẽ chịu một khối không khí đè nặng từ trên xuống.

Khí ta nhấc tờ giấy từ từ, không khí bên ngoài tràn vào tạo thành một lực đẩy từ dưới lên, nên ta có thể nhấc được dễ dàng. Tuy nhiên khi chặt mạnh như vậy, không khí không thể lọt vào nhanh chóng, tức là cái thước kẻ đáng thương lúc đó sẽ phải nhấc tờ giấy cùng một lượng không khí khổng lồ phía trên.

Được biết ở mực nước biển, cứ mỗi cm vuông sẽ phải chịu áp lực khoảng 1kg từ một cột không khí dài 120km. Vậy giả dụ diện tích của cái thước là 50cm vuông, đồng nghĩa với việc cái thước phải chống lại một áp lực khoảng 50kg. Với sức nặng như vậy, không ngạc nhiên khi thước gỗ gãy tan tành.

2. Tạo ra âm thanh kinh khủng nhất

Chắc các bạn lại liên tưởng đến "pháo giấy" đúng không? Nhưng ở đây chúng ta lại đề cập đến một thứ khác - kèn giấy như trong hình sau.

Những ảo thuật cực hay có thể làm với giấy đảm bảo bạn chưa từng biết - Ảnh 3.

Sau khi thực hiện xong, hãy thử thổi vào đó, bạn sẽ thấy thực sự chói tai.

Mấu chốt của trò này là... 2 cái lỗ trên tờ giấy. 2 cái lỗ cho phép không khí thoát ra, nhưng cách kẹp tay lại không cho phép không khí thoát ra nhiều. Hiểu đơn giản thì trò này cũng giống như việc gió lùa qua kẽ nứt đá, tạo nên âm thanh vậy.

3. Giấy siêu... khỏe

Bạn nghĩ mấy mẩu giấy dưới đây mỏng manh đến cỡ nào.

Những ảo thuật cực hay có thể làm với giấy đảm bảo bạn chưa từng biết - Ảnh 5.

Thực ra những mẩu giấy này cực kỳ khỏe, có thể chịu được những cục gạch nặng tới hàng chục kg, miễn là bạn làm theo hướng dẫn dưới đây.

Những ảo thuật cực hay có thể làm với giấy đảm bảo bạn chưa từng biết - Ảnh 6.

Cuộn các mẩu giấy thành cuộn nhỏ, dán băng dính lại. Chúng ta sẽ cần 6 cuộn như vây.

Và đây chính là thành quả.

Những ảo thuật cực hay có thể làm với giấy đảm bảo bạn chưa từng biết - Ảnh 7.

Những ảo thuật cực hay có thể làm với giấy đảm bảo bạn chưa từng biết - Ảnh 8.

Số gạch này có tổng trọng lượng là 27kg.

Bạn thấy đấy, những tờ giấy mỏng manh có thể chịu được trọng lượng rất kinh khủng. Và nguyên nhân xuất phát từ hình dáng của tờ giấy - hình trụ (cylinder).

Đây là một trong những kiến thức căn bản trong ngành xây dựng. Cụ thể, kết cấu hình trụ tròn là cấu trúc khỏe nhất, chắc chắn nhất, vì nó giúp dàn đều lực nén lên toàn bộ bề mặt vật liệu và không có điểm yếu.

Ngoài ra, còn một số mẹo vặt rất thú vị khác mà bạn có thể xem trong video sau đây. Nếu giải thích thêm được cơ chế nào thì bạn hãy cùng chia sẻ với chúng tớ bằng cách comment phía dưới nhé!

Nguồn: Education, Steve Science, brusspup

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày