Những ảo ảnh thị giác cho thấy bộ não đang “phản bội” bạn

Oakley, Theo Trí Thức Trẻ 16:00 14/07/2015

Bạn có tin là dù não bộ "thông minh" đến mức nào thì cũng dễ dàng bị đánh lừa bởi những ảo ảnh thị giác dưới đây.

Bộ não con người vô cùng phức tạp nhưng bạn có tin là chúng cũng dễ dàng bị đánh lừa bộ não với các ảo giác quang học. Những ví dụ ảo ảnh thị giác dưới đây sẽ chứng minh cho bạn thấy, bộ não đang "phản bội" bạn.

1. Căn phòng Ames

Căn phòng Ames là một loại ảo ảnh thị giác, sử dụng một căn phòng bị bóp méo để đánh lừa người nhìn.


Như ở hình vẽ dưới đây, thực chất căn phòng này không có hình chữ nhật như ta tưởng tượng mà có hình thang. Vị trí của người A là ở xa hơn cuối góc phòng nên trông họ sẽ nhỏ hơn theo quy luật xa gần nhưng ta cứ ngỡ họ đang đứng ở vị trí gần hơn. 




Bởi lẽ não bộ chúng ta luôn “cứng đầu” cho rằng, căn phòng nào cũng có hình chữ nhật và bắt ta phải nghĩ rằng đây là một căn phòng hình chữ nhật.

2. Ghế đa chiều

Chiếc ghế đặc biệt này được thiết kế với rất nhiều chi tiết... thừa, hai bên ghế không hoàn toàn được chạm khắc đối xứng với nhau như những chiếc ghế thường thấy. 



Do khéo léo sử dụng góc nhìn khuất - các bộ phận thừa che đi chi tiết thật của chiếc ghế cùng với việc não bộ đã quá quen thuộc với hình ảnh chiếc ghế thông thường đã tạo nên cảm giác giả về hướng ngồi được của ghế.

3. Nghệ thuật xếp chữ



Bằng cách thay đổi vị trí góc nhìn và sử dụng những con chữ có kích thước khác nhau, lợi dụng quy luật xa gần, các chữ sẽ trở nên có kích thước bằng nhau, tạo nên từ có nghĩa. Bạn có thể thấy một cách chơi chữ khá thú vị trong bức hình - Silent (Yên lặng) – Listen (Lắng nghe).

4. Ảo giác di chuyển không đều 

Các đường kẻ màu đen đã làm rối loạn khả năng tiếp nhận hình ảnh của mắt, khiến cho ta cảm thấy các ô màu di chuyển không đều.

5. Hình vẽ lơ lửng 



Lại thêm một ảo ảnh thị giác nữa sử dụng góc nhìn: với một góc nhìn phù hợp, dường như vết sơn trên tường tạo thành một chữ X nằm lơ lửng giữa căn phòng.

6. Tam giác Penrose


Tam giác Penrose là một ảo ảnh nổi tiếng được tạo ra lần đầu tiên bởi Oscar Reutersvärd - một nghệ sĩ Thụy Điển. Sau này, ảo ảnh được phát triển bởi nhà toán học Penrose và còn được gọi là tam giác bất khả thi.

7. Tờ giấy đổi màu 

Ảo giác về màu sắc lần đầu tiên được phát hiện bởi giáo sư Edward Adelson. Ông đã chứng minh rằng, bộ não dễ bị đánh lừa trong việc xác định màu sắc trong bóng râm. 



Thí nghiệm của ông cho thấy con người rất khó nhận biết được sự thay đổi nhỏ về độ tương phản của một màu trong bóng râm, giống như màu xám trong bức ảnh trên. Do đó bộ não buộc phải phán đoán và cách đơn giản nhất là “bắt” ta phải nghĩ rằng miếng giấy đó có màu giống với màu xung quanh.

8. Ảo giác xa gần


Sử dụng quy luật xa gần, các vật dụng với kích thước không bình thường trong căn phòng này làm ta lẫn lộn về vật thật vật giả.

9. Ảo ảnh Jastrow



Do hình dáng đặc biệt của hai miếng kim loại, người xem đã đánh lừa về kích thước giống nhau của mình. Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy hai miếng kim loại lúc đầu được so sánh có vị trí khởi đầu không ngang bằng nhau, dẫn tới việc nhìn thấy một miếng dài hơn so với miếng còn lại.

Nguồn: Sobadsogood, Cracked