"Nhỏ" như thế giới phép thuật

Thủy Chip, Theo 11:57 09/11/2010
Chia sẻ

Công nghệ cho con người “phép thuật” đi tìm những thứ nhỏ hơn cả những gì chúng ta tưởng! <img src='/Images/EmoticonOng/08.png'>

Có vẻ như các nhiếp ảnh gia thực sự say mê vào nhưng vi sinh vật và công nghệ phóng đại. Họ lại tiếp tục cho ra hàng loạt những bức ảnh vô cùng ấn tượng của một thế giới “nhỏ mà to”.
 
Như lạc vào một thế giới giả tưởng!
 
Đây là hình ảnh hỗn hợp lưu huỳnh do một người có tên là John Hart, thuộc trường Đại học Colorado, tại quận Boulder, bang Colorado, phía Tây Hoa Kỳ chụp lại. Để có được bức hình này, John đã phải hoà lưu huỳnh và cetanilide, một chất độc hại giống chất khử trùng. Sau đó hỗn hợp này sẽ biến thành tinh thể. Bức ảnh này đã phóng đại 10 lần hợp chất dưới ánh sáng phân cực đặc biệt.
 
 
Dưới độ phóng đại hàng trăm lần, sợi đỏ trong võng mạc của con chuột Wistar hiện lên rõ mồn một. Wistar là một chủng đặc biệt của chuột bạch, được sử dụng rất nhiều trong công tác nghiên cứu ngày nay.
 
Chuột Wistar là loài được trọng dụng nhiều nhất trong các phòng thí nghiệm.
 
 
Nếu bạn bị biến thành người tí hon li ti thì hẳn bạn sẽ vô cùng sợ hãi khi nhìn thấy hình ảnh của gã “khổng lồ” này. Các mắt kép của con tò vò đã được phóng đại 40 lần.
 
Ong tò vò cũng đáng sợ ra phết đấy nhỉ?
 
 
Nhân vật chính của bức ảnh là những phấn hoa tròn xoe rực rỡ dính vào nhụy của hoa phù dung. Bức ảnh này được thực hiện với ánh sáng huỳnh quang, khiến phấn hoa rực sáng lên màu xanh.
 
 
Phóng mười lần chất axit có trong cây địa y sẽ được hình ảnh sặc sỡ mà lung linh như thế này. Theo bảo tàng lịch sử tự nhiên tại Oslo (Na Uy), loài địa y này có tên là Evernia divaricata, sống dựa trên cây tùng bách ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Á. Chúng có hình dáng giống cái bát với các bào tử màu vàng sáng xếp quanh.
 
 
Chúng ta được được chiêm ngưỡng nỗ lực phóng đại 166 lần san hô nấm. Có rất nhiều loài vi sinh vật đã không thể sống nổi đến lúc được chụp phóng to dưới kính hiển vi, và cây san hô nấm này thật may mắn vì đã đi có được “di ảnh” trước khi “qua đời”. Ánh sáng xanh rực rỡ ta thấy trên bức hình là nhờ vào ánh sáng huỳnh quang chiếu vào các tua rua.
 
 
Khoáng chất Cacoxenite, sau khi được phóng đại 18 lần, cho ta bức ảnh kì diệu này. Khoáng sản này được tìm thấy trong một số quặng sắt. Rất nhiều người không ưa nó vì một nhược điểm làm giảm chất lượng của sắt.
 
 
Đây là các màng tế bào bên trong các mạch máu, mao mạch, động mạch và cả trong tim, dưới ánh sáng huỳnh quang, và công nghệ phóng đại 2,500 lần. Các tế bào giúp giữ máu bên trong, và kích thích chúng chuyển động, tránh đóng cục. Đối với những người hút thuốc, thì các tế bào này sẽ sớm “hỏng”, và là một nguyên nhân gây ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ.
 
 
Cấu trúc giống như một bức tường này là hình ảnh của Rong biển đỏ sau khi được phóng đại 40 lần, trong điều kiện bình thường. Rong biển đỏ đã có một sự tiến hóa đa dạng hơn so với màu xanh lá cây và nâu truyền thống của loài rong biển. Màu đỏ của tảo biển là do số lượng lớn sắc tố đỏ Phycobilin trong các chất diệp lúc có sắc tố xanh. Một số loài chịu được khô hạn, trong khi một số khác thì không và trở thành kẻ thống trị trên các bãi đá ven biển (phần của bờ biển lúc thủy triều lên và xuống).
 
 
Sau khi phóng 10 lần hạt giống cây hoa thiên điểu sẽ có được bức hình rực sắc cam này. Đây là cây thân thảo sống lâu năm, có nguồn gốc từ các nước miền Nam châu Phi và châu Mỹ nhiệt đới. Loài này ưa nắng, thích nơi ẩm ướt, thoáng gió nhưng tránh ngập nước.
 
 
Sau khi phóng đại 10 lần, “nội thất” bên trong ngôi nhà thân yêu của bầy ong bắp cày hiện lên như một “ổ len sợi” gắn kết.
 
 
Đừng nhầm tưởng đây là hai bó hoa xinh xắn bạn nhé. Bởi đây là hình ảnh của hành khứu giác, hay cơ quan thu nhận và phân biệt mùi, của cá ngựa vằn được phóng đại 250 lần.
 
Cá ngựa vằn đây nè!
 
 
Cái đầu màu mè và “rắc rối” giống như của người ngoài hành tinh này chính là cái đầu của… cá ngựa vằn được 5 ngày tuổi. Con cá ngựa văn này đã được phóng đại 20 lần. Cá ngựa vằn là một loài cá nước ngọt nhiệt đới. Loài cá này có nguồn gốc từ các con suối vùng Đông Nam dãy Himalaya, bao gồm các nước vùng Nam Á như Ấn độ, Bangladesh, Nepal, Myanma. Cá ngựa vằn ưa sống ở suối, kênh, mương, ao và những nơi nước tù đọng như ruộng lúa…
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày