Người da đỏ biết ướp xác từ 5.000 năm trước |
Người da đỏ Nam Mỹ thuộc nền văn hóa Chichorro sống trên sa mạc Atakama đã nắm được kỹ thuật biến người chết thành một xác ướp nhờ sự thay đổi khí hậu từ 5.000 - 7.000 năm trước.
Kỹ thuật ướp xác của họ không mấy phức tạp, chỉ gồm vài giai đoạn. Trước hết, người ta mổ bụng người quá cố để lấy đi các nội tạng, não, da rồi đắp bằng đất sét và dán lên trên những mảng da đã bóc ra từ trước.
Điều chưa rõ ở đây chỉ là họ ướp xác nhằm mục đích gì vì tục lệ của họ không tiến hành lễ nghi an táng và không có quan niệm về cuộc sống sau khi chết.
Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học cho hay, chính sa mạc Atacama gợi ý cho người da đỏ nét văn hóa này. Xác của những con vật sống trong sa mạc do khí hậu rất khô và ánh nắng Mặt trời gay gắt nên hầu như không bị phân hủy. Kỹ thuật ướp xác cũng dựa trên độ khô của không khí và sức nóng Mặt trời.
(Nguồn tham khảo: Science/Khoahoc)
Phát hiện một loại mỡ mới ở người |
Các nhà khoa học viện y học Dana-Farber (Hoa Kỳ) vừa phát hiện trong cơ thể người ngoài mỡ màu nâu và mỡ màu trắng còn có một loại nữa màu nâu hồng nhạt (thường gọi là màu “be”).
Các tế bào mỡ này rất giống với tế bào mỡ màu nâu và có cùng một chức năng như mỡ màu nâu, nghĩa là khi đốt cháy làm giảm lượng lipid dư thừa, sinh nhiệt, nhưng nó khác về cơ bản với mỡ màu nâu về các đặc tính di truyền và đặc tính sinh hóa học.
Các nhà khoa học cho rằng đang nghiên cứu việc sử dụng tế bào mỡ màu be trong việc thủ tiêu được các khối mỡ trong cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng béo phì và điều chỉnh sự chuyển hóa.
(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)
Phát hiện gene gây bệnh đốm da |
Một nhóm các nhà nghiên cứu ở ĐH Dundee (Anh) khẳng định đã tiến được một bước quan trọng trong việc tìm hiểu bệnh về da. Cụ thể, họ đã xác định được vai trò của gene p34 trong việc gây ra căn bệnh đốm da PPK (dày sừng lòng bàn tay - bàn chân bẩm sinh).
Bệnh này khiến da có những đốm dày, sần, gây đau đớn và bất tiện cho bệnh nhân. Phát hiện mới của các nhà nghiên cứu sẽ giúp chuẩn đoán sớm hơn bệnh đốm da PPK và liệu pháp chữa trị căn bệnh này.
(Nguồn tham khảo: BBC)
Lần đầu phát hiện hành tinh có 4 Mặt trời |
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một hành
tinh mà trên bầu trời của nó có đến 4 Mặt trời khác nhau. Đây là lần đầu
tiên một hành tinh như vậy được tìm thấy.
Được
đặt tên là PH1, hành tinh này được xác định là một “quả cầu khí” khổng
lồ có diện tích lớn gấp 6 lần Trái Đất và cách xa khoảng 5.000 năm ánh
sáng.
Hành tinh PH1 có tới 4 Mặt trời và lớn gấp 6 lần Trái đất
.
Tiến sỹ Chris Lintott ở ĐH Oxford cho biết: “Cả
4 ngôi sao chiếu trên hành tinh đó tạo ra một môi trường rất phức tạp.
Thế nhưng PH1 vẫn duy trì một quỹ đạo ổn định. Điều này thực sự khó hiểu
khiến cho phát hiện này càng trở nên thú vị".
Bên
cạnh đó, còn có 6 hành tinh khác quanh những ngôi sao đó và khoảng cách
giữa các hành tinh với các ngôi sao này khá gần. Các hành tinh này đang
xích lại gần và có thể tìm được một quỹ đạo ổn định tại đó. Điều này có
thể giúp lý giải sự hình thành của các hành tinh ở những nơi khác.
(Nguồn tham khảo: BBC)